Việc lấy ý kiến lần này được coi là bước quan trọng trước khi dự luật được trình Quốc hội vào tháng 5 tới.
Góp ý cho dự thảo, ông Phan Đăng Tuất, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ VN, chỉ ra nhiều điểm bất cập: Dự thảo luật đề ra giải pháp “hỗ trợ” doanh nghiệp (DN) trong khi đây là vấn đề nhạy cảm, bởi lẽ sự hỗ trợ này dễ vi phạm cam kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà VN đã tham gia.
“Về mức hỗ trợ, với khoảng 97% quy mô nhỏ và vừa, tương đương khoảng 500.000 DN, tính ra mỗi DN được hỗ trợ khoảng 10 triệu thì ngân sách nhà nước cũng đủ mệt trong khi số tiền này quá nhỏ, chỉ bằng 2 vé máy bay đi lại giữa Hà Nội và TP.HCM”, ông Tuất ví von và cho rằng DN cần được bảo vệ hơn là hỗ trợ.
Quy định về quy mô DNNVV trong dự luật (vốn 100 tỉ đồng, dưới 300 lao động) cũng gây nhiều tranh cãi. Ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, cho rằng quy định này quá lỗi thời.
Ban soạn thảo cần tham khảo những mô hình DNNVV gần giống VN như Đài Loan, Thái Lan, Indonesia. Ở các nước này, DN quy mô 5.000 - 10.000 lao động cũng chỉ là DN vừa, trong khi VN hơn 300 lao động bị xem là DN lớn là bất hợp lý.
Bình luận (0)