Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, Quốc hội đã xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc ban hành Pháp lệnh này là xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND, thế nhưng TAND tối cao - cơ quan chủ trì soạn thảo sửa lại tên là “Pháp lệnh xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tòa án” là đã làm thay đổi bản chất hành vi bị xử lý, hình thức trách nhiệm, phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh. Ủy ban Tư pháp chỉ rõ, dự thảo Pháp lệnh ngoài việc chưa bảo đảm tính hợp hiến và thống nhất của hệ thống pháp luật còn có nhiều quy định trái luật: “Quy định xử lý hành vi đưa tin sai sự thật về việc giải quyết vụ việc của tòa án tại điều 16 của dự thảo không phù hợp với luật Báo chí sửa đổi năm 1999”, ông Nguyễn Văn Hiện cho biết và tiếp tục dẫn nhiều quy định khác của dự thảo trái các quy định của bộ luật Tố tụng hình sự, luật Tố tụng hành chính, bộ luật Tố tụng dân sự, luật Phá sản, luật Thi hành án dân sự…
Chủ trì phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Ủy ban Tư pháp làm việc 2 lần với cơ quan soạn thảo về Pháp lệnh này và đã nêu ra rất nhiều vấn đề, TAND tối cao đã xin rút dự thảo để chỉnh sửa nhưng cuối cùng vẫn để nguyên. Ủy ban Thường vụ QH yêu cầu TAND tối cao phải gấp rút chỉnh sửa lại dự thảo Pháp lệnh để trình trong phiên họp tới. Một ngày trước đó, Ủy ban Thường vụ QH cũng “bác” dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi vì chất lượng không đạt.
Thái Sơn
>> Thống nhất quy định xử phạt báo chí
>> Thống nhất mức xử phạt báo chí theo Nghị định 81
>> Thủ tướng yêu cầu soát lại các quy định xử phạt báo chí
>> Xử phạt báo chí nên quy về một mối
Bình luận (0)