STEM phải học ở nước ngoài?
Những năm gần đây, giáo dục STEM bắt đầu nở rộ tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh. Cũng như những gia đình trẻ khác, chồng chị Mai làm kỹ sư, con trai lại thích lắp ráp Lego và Robot nên chị dành nhiều sự quan tâm cho những xu hướng giáo dục mới, đặc biệt là STEM. Theo chị Mai tìm hiểu, mô hình giáo dục STEM ra đời tại Mỹ vào cuối thập niên 1990, rồi trở thành “cơn sốt” khắp thế giới từ đầu thế kỷ 21. Bà mẹ 2 con cũng bị choáng ngợp bởi "công thức" giáo dục mới và bắt đầu có mơ ước phải tích tiền cho con học trường quốc tế hay ra nước ngoài may ra mới được học STEM bài bản, đúng chuẩn.
Ngộ nhận này được hóa giải khi chị Mai đưa con đến “Không gian công nghệ thiếu nhi - S.Hub Kids” theo lời giới thiệu của cô giáo chủ nhiệm. Bà mẹ 31 tuổi đã thay đổi quan điểm ngay sau lần đầu đặt chân vào lớp học STEM, phòng thiên văn, nơi đọc sách… bên trong Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM.
|
Ở đây cũng có những công cụ học robotics như Lego Wedo 2.0, MINDSTORMS EV3; sách STEM dịch từ nước ngoài và thầy cô có chứng chỉ dạy STEM… hướng dẫn các con cách học STEM và sẵn sàng chia sẻ với phụ huynh về cách để đồng hành cùng với con trong việc khám phá STEM.
Học STEM có thật sự tốn kém?
Mỹ đã đầu tư hơn 1 tỉ USD cho chương trình STEM suốt thập niên qua, và con số dự kiến sẽ còn tăng lên 4,32 tỉ USD vào năm 2020. Phương pháp này hiệu quả nhưng đòi hỏi trang thiết bị, dụng cụ học tập hiện đại. Vậy nên, nhiều người Việt cho rằng học STEM thực sự tốn kém.
Khi được hỏi về phương pháp giáo dục mới, anh Võ Thông (35 tuổi, quận 2) không ngần ngại nói rằng: “Trong trí tưởng tượng của tôi, STEM chỉ dành cho con nhà giàu. Những đứa trẻ bố chạy xe ôm, mẹ làm công nhân lương 5 triệu đồng, có nằm mơ cũng không thể ngồi học lắp Lego, chơi Robot, nghiên cứu thiên văn trong phòng máy lạnh”.
Song cũng giống như chị Mai, anh Lâm cũng thay đổi suy nghĩ khi có dịp “dự giờ” lớp học S.hub Kids - nơi mà mọi trẻ em đều có cơ hội tiếp cận STEM hoàn toàn miễn phí.
S.hub Kids có đủ các phòng chức năng phục vụ cho nhu cầu tiếp cận STEM của nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Trong lúc con trai say mê ngồi lắp Robotics theo hướng dẫn của giáo viên thì anh Lâm tranh thủ ghé phòng đọc sách, học cách chế những món đồ chơi khoa học mà hai bố con có thể cùng làm.
|
STEM là khoa học và chỉ dành cho những bé yêu thích khoa học tự nhiên?
Chị Nguyễn Chi (quận 8, TP.HCM) từng cho rằng STEM chỉ chú trọng Robot, khoa học, con trai chị nhút nhát, lại thích đọc thơ, viết văn nên sẽ không thích hợp với các môn tự nhiên. Tuy nhiên, chị lại không lý giải được tại sao bé có thể ngồi ở S.hub Kids cả ngày, mải mê quên cả ăn trưa, khi đến tham quan chốn học tập ngoại khóa mới.
Câu trả lời ở chính phương pháp và nội dung học STEM. STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Mấu chốt quan trọng là lượng kiến thức và kỹ năng liên quan 4 lĩnh vực trên phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh vừa nắm vững nguyên lý vừa đủ khả năng thực hành, tạo ra sản phẩm thực tế và ứng dụng được vào cuộc sống.
Ở S.hub Kids, trẻ sẽ được bắn tên lửa giấy lên trời bằng bơm xe đạp, Trung thu vừa rồi thì được làm đèn lồng từ chai lọ tái chế nhằm phát triển tư duy sáng tạo và đôi tay khéo léo… Với định luật 3 Newton, thay vì đợi đến lớp 10 học môn Vật lý, trẻ lớp 3 cũng có thể hiểu khái niệm phản lực thông qua trò chơi làm xe bong bóng đơn giản.
Không vô cớ mà STEM trở thành một trong những phương pháp giáo dục thú vị nhất mọi thời đại, còn S.hub Kids thì chật ních các bạn nhỏ đến học tập mỗi cuối tuần. Với cách tiếp cận ‘Hand-on, mind-on’ (Thực hành - Động não), các hoạt động STEM ở đây giúp khuấy động trí tưởng tượng cũng như khả năng sáng tạo của trẻ, ở độ tuổi mà não bộ phát biển vượt bậc nhất.
Các hoạt động STEM tại S.hub Kids vẫn liên tục được tổ chức trong năm học 2018 - 2019, phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo và đăng ký tham gia chương trình tại website www.s-hubkids.vn |
Bình luận (0)