Nhưng, dưới sự tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn vào nội đồng gia tăng làm đe dọa an ninh lương thực. Vì vậy cần những giống lúa mới chống chịu được tình trạng khắc nghiệt này.
Trang Newatlas đưa tin các nhà khoa học tại Trung tâm RIKEN nghiên cứu về khoa học tài nguyên bền vững (CSRS) ở Nhật đang phát triển một giống lúa mới bằng cách kết hợp với gien của hạt cỏ Arabidopsis thaliana, kết quả thu được giống lúa chịu hạn mặn tốt hơn thông thường.
Các nhà khoa học CSRS cho biết cây trồng có thể thích ứng với hạn hán bằng cách tạo ra hoạt chất osmoprotectants làm tăng nồng độ protectants giúp bảo vệ tế bào nhờ giữ nước trong tế bào tốt hơn thông thường. Chìa khóa để tạo được chất bảo vệ protectants là enzym Galactinol synthase (GoIS).
Làm việc với Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) ở Colombia và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản (JIRCAS), CSRS đã giới thiệu khả năng sản xuất GoIS trong cây lúa bằng cách ghép nối một gien có khả năng kháng hạn và chống muối của cỏ dại thales.
Khởi đầu với những cây lúa từ Brazil và lúa châu Phi được cho cấy ghép với gien cỏ thales để thu được cây lúa có GoIS trội hơn bình thường. Kế tiếp trồng những cây lúa mới trong nhà kính dưới nhiều điều kiện kiểm soát khác nhau, so sánh enzym được hình thành trong cây biến đổi gien với nhóm đối chứng không chịu tác động này.
Sản phẩm cuối cùng là những cây lúa không chỉ chịu được hạn mặn mà còn cho năng suất cao hơn. Campuchia là nước cuối cùng được chọn các vùng đất để thực nghiệm trong vòng 3 năm liên tục nhằm chính thức khẳng định giống lúa mới.
Các nhà khoa học đang tiếp tục một dự án mới để sàng lọc và chọn ra các giống lúa chỉ lai tạo với nhau, không cần biến đổi gien nhưng vẫn có thể kháng được hạn mặn. Dự kiến giống lúa này cần 5 - 10 năm mới đạt được mục tiêu, giúp con người bảo đảm an ninh lương thực.
Bình luận (0)