Theo Bloomberg, sau khi bất đồng với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chính sách kinh tế tại cuộc gặp đầu tiên giữa họ ở Nhà Trắng, bà Merkel kêu gọi nhanh chóng ký kết một thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Động thái này đến sau cam kết giữa hai nước Đức, Trung Quốc trong việc mở cửa thị trường trước khi bà Merkel đến thăm Washington. Thủ tướng Đức còn thể hiện sự ủng hộ dành cho hiệp định thương mại giữa EU và Mercosur, khối kinh tế Nam Mỹ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói khi đứng cùng bà Merkel tại một buổi họp báo ở triển lãm công nghệ CeBit, Hanover (Đức) hôm 20.3: “Trên bình diện quốc tế, chúng ta đang chứng kiến xu hướng bảo hộ và tư tưởng xem mình là trung tâm. Những gì chúng ta cần là thương mại vừa công bằng, vừa tự do”.
Việc hai cường quốc kinh tế Đức, Nhật thể hiện sự thống nhất nhấn mạnh sự khác biệt về quan điểm giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới sau khi hội nghị G20 các bộ trưởng kinh tế diễn ra ở Đức. Bất đồng giữa các nền kinh tế lớn có thể cũng sẽ diễn ra khi ông Trump, ông Abe, bà Merkel và các lãnh đạo Canada, Pháp, Ý và Anh gặp gỡ tại Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra vào tháng 5.
tin liên quan
Vì sao ông Trump không bắt tay bà Merkel?Trong cuộc đón tiếp Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 17.3, Tổng thống Mỹ Donald Trump bị cho là đã từ chối bắt tay bà Merkel. Nhà Trắng ngày 19.3 đã có câu trả lời về việc này.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho hay: “Tất nhiên chúng tôi muốn các thị trường công bằng, nhưng chúng tôi không muốn dựng hàng rào. Vào thời điểm chúng ta phải tranh cãi với nhiều nước về tự do thương mại, mở cửa biên giới và các giá trị dân chủ, chuyện Đức và Nhật không bất đồng về các vấn đề trên là điều tốt”. Sự trái ngược trong quan điểm thương mại giữa Đức và Mỹ thể hiện khi ông Trump nói với bà Merkel trong cuộc họp báo ở Nhà Trắng rằng Mỹ đã và đang bị đối xử “rất, rất không công bằng”, cho hay “các nhà đàm phán cho Đức” đánh bại giới đàm phán của Mỹ.
Ông Abe, người từng gặp ông Trump hồi tháng 2 cho biết Mỹ phải tiếp tục vai trò lãnh đạo của mình. “Nhật Bản và châu Âu phải tiếp tục hợp tác với nhau một cách mạnh mẽ và thống nhất, chúng ta phải cùng đưa cả Mỹ lên”.
Quan điểm ở Mỹ về thương mại đang thúc đẩy Trung Quốc và Đức, nước xuất khẩu lớn nhất và lớn thứ ba thế giới, xích lại gần nhau hơn. Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa củng cố sự ủng hộ dành cho thị trường mở trong cuộc điện đàm hồi tuần trước, vài giờ trước khi bà Merkel đến Washington.
Các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại EU - Nhật Bản bắt đầu vào năm 2013 với mục tiêu hạ rào cản dành cho thương mại, đầu tư từ cả hai bên. Nhật Bản và EU cùng nhau chiếm đến hơn 1/3 sản lượng kinh tế thế giới.
tin liên quan
Tỉ phú Jack Ma: 'Nếu thương mại ngừng lại, chiến tranh sẽ nổi lên'Người giàu thứ nhì Trung Quốc Jack Ma vừa cho biết trong chuyến thăm Úc rằng việc quay lưng với toàn cầu hóa sẽ chỉ dẫn đến rắc rối.
Bình luận (0)