Ngài đã từng làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao nhiều năm và nay giữ chức Bộ trưởng NN-PTNT. Israel hiện là quốc gia hàng đầu thế giới về nông nghiệp công nghệ cao, ngài có thể đánh giá về vai trò của công nghệ đối với phát triển nông nghiệp hiện nay?
Công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì nó giúp cho ý tưởng của con người. Nếu không áp dụng được công nghệ thì chúng ta không thể đạt được các mong muốn.
Qua đó, cần xây dựng “liên minh” như thế nào giữa các công ty cung cấp công nghệ với ngành nông nghiệp?
Vừa rồi, trong cuộc tiếp kiến với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát, chúng tôi có đề nghị hai nước nên thiết lập một quỹ nghiên cứu chung. Chúng tôi sẽ dùng quỹ nghiên cứu đó để cử chuyên gia Israel sang nghiên cứu cụ thể từng dự án rồi sản xuất thực tế, tìm hiểu chất lượng như thế nào. Từ đó, chúng tôi cũng sẽ nhân diện rộng. Tôi nghĩ Việt Nam nên theo đuổi mô hình này.
|
Thực ra, nhiều năm qua, Việt Nam cũng theo đuổi mô hình kiểu “liên minh 3 bên” gồm: khu vực doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu (gồm các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành…) và giới nông nghiệp. Tôi được biết các doanh nghiệp, kibbutz (khu định cư Do Thái) và trường đại học ở Israel đã phối hợp khá hiệu quả. Vì thế, ngài có thể chia sẻ cách thức nâng cao hiệu quả “liên minh 3 bên” như vậy?
Như tôi đã nói, chúng tôi đề nghị hình thành quỹ nghiên cứu. Quỹ này sẽ đóng vai trò như một “cái ô” tổng thể, trong đó có cấp vốn. Khi đó, chúng ta sẽ yêu cầu các bên cho ra được hiệu quả chứ không phải cái ô đó dùng để cấp vốn tràn lan. Ví dụ, lấy một cái tỉnh hay địa phương cụ thể để phát triển sản phẩm cụ thể để tập trung. Nhà nước phải đo được kết quả sau khi đã cấp vốn.
Việt Nam đã đề ra các dự án tương tự, nhưng khi địa phương này thành công thì địa phương khác có thể sẽ bắt chước theo, phát triển tràn lan, dẫn đến khó khăn trong quy hoạch các vùng nông nghiệp. Thậm chí còn có tình trạng “được mùa mất giá”. Israel đã gặp tình trạng này chưa và xử lý như thế nào?
Ở Israel, người nông dân tự quyết định trồng cây gì. Tuy nhiên, mỗi vùng, chúng tôi có một trung tâm nghiên cứu phát triển. Trung tâm đó, chúng tôi có hướng dẫn viên và nghiên cứu viên. Hướng dẫn viên chịu trách nhiệm đi đến với người nông dân để hướng dẫn họ. Thế nhưng, cũng có những người nông dân rất bảo thủ, do dự, họ không chịu trồng. Trong những trường hợp như vậy, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ thất bại. Chúng tôi cam kết trong trường hợp rủi ro thì nhà nước sẽ chịu như thế nào, để khuyến khích họ trồng thử. Như thế sẽ giúp đảm bảo quy hoạch.
Ngô Minh Trí
>> Chỉ 5 ngân hàng cấp vốn vay ưu tiên cho nông thôn
>> Khuyến nghị VN về cấp vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
>> Tăng lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm
Bình luận (0)