Thú chơi đồ hiệu
“Chỉ nhà quê mới dè bỉu đồ hiệu. Xài đi rồi biết đâu là đá, đâu là vàng” – khẳng định của Thanh Hà, một bạn gái chuyên mua quần áo, túi xách toàn những “thứ dữ” như Versace, D&G, CK… Hà nói, hồi chưa có nhiều tiền, cứ nghĩ những món ấy chỉ là “đồ khoe” của những người ưa chảnh choẹ và chuyên vung vãi tiền. Nhưng khi mon men xài thử, rồi xài thật, cô đâm ra nghiện. Trong mỗi món đồ hiệu, là nhiều bí mật mà không từng trải qua thì không thể biết.
Đồ hiệu luôn được chú trọng về thiết kế với tính thẩm mỹ và sáng tạo cao. Bên cạnh đó là chất liệu để làm ra nó rất tốt. Một chiếc áo đồ hiệu có thể giặt hàng chục lần mà vẫn giữ được độ mịn, sắc sảo và không bị những lỗi lặt vặt như sút chỉ, tuột cúc, hỏng khóa… Dù được sản xuất với số lượng không nhỏ, nhưng nếu khéo chọn, người mua đồ hiệu sẽ có cảm giác món đồ ấy được thửa riêng cho mình.
Những thương hiệu toàn cầu đều trải qua một cuộc tranh đua bền bỉ, khốc liệt để có thể tự khẳng định. Quy luật 80/20 kinh điển cho thấy hành trình để được thừa nhận là đồ hiệu luôn chứng kiến rất nhiều… “liệt sĩ”. Nghĩa là, có vô số đối thủ cạnh tranh với món đồ hiệu đã chết ngóm trước khi thành danh. Sự lựa chọn nghiệt ngã của thương trường rất sòng phẳng: mạnh được yếu thua. Thua nghĩa là ngủm luôn, mất dạng. Điều đó cho thấy, bản thân đồ hiệu cũng là một tấm huy chương tượng trưng cho chiến thắng.
Phụ thuộc vào đồ hiệu, nghĩa là nó trở thành một giá trị chi phối hành vi tiêu dùng đến mức cực đoan
|
|
Đồ hiệu và những ảo ảnh
Thông thường, một món đồ hiệu, như trong lĩnh vực thời trang chẳng hạn, sẽ chọn một người nổi tiếng để làm nhân vật đại diện quảng bá. Đó có thể là một ca sĩ, một vận động viên hoặc một minh tinh mà cat-xê tính bằng triệu đô. Nhân vật đại diện làm hình mẫu, sẽ tạo ra một hiệu ứng bắt chước của người tiêu dùng rộng rãi. Ai cũng mang sẵn trong mình mong muốn nổi tiếng, giàu có, phong cách thượng lưu… Cứ nghĩ thế, là tất nhiên bạn sẽ móc ví.
Đồ hiệu, như trên đã nói, ẩn giấu trong nó sức mạnh của cạnh tranh thương hiệu, của khát vọng chinh phục. Nó khiến người sở hữu nó tự tin hơn hẳn. Đương nhiên, không phải ai khi xài hàng hiệu cũng ngộ nhận mình đang là Tiger Woods hay là Victoria Beckham. Nhưng cảm giác “hơn hẳn” đám đông bình dân thật khó mà thay thế. Nó cũng có thể tạo nên ảo giác về sự hấp dẫn cá nhân, nếu người dùng không nhận thức được ranh giới giữa sở hữu, đam mê và giá trị sử dụng.
Ảo giác hay ảo ảnh trong tiêu dùng thường đồng hành với sự phụ thuộc. Nghĩa là khi không có đồ hiệu trên người, bạn sẽ cảm thấy thiếu vắng, hụt hẫng, kiểu như chiến binh ra trận mà không có vũ khí. Sự phụ thuộc trở nên “nguy hiểm” hơn, khi ai đó sống mà không thể thiếu sự hiện diện của đồ hiệu. Điều đó đơn giản có khi chỉ là một giọt nước hoa, một đường son trên môi, hoặc một chiếc khăn giắt túi.
Kẻ nào làm ông chủ, kẻ đó ra lệnh. Phụ thuộc vào đồ hiệu, nghĩa là nó trở thành một giá trị chi phối hành vi tiêu dùng đến mức cực đoan. Nó là sự bắt chước một cách cuồng tín. Nó là chuyện trở thành nỗi ám ảnh dẫn dắt và thể hiện quyền uy. “Sống trong đồ hiệu, chết vì đồ hiệu” không phải là cách chơi chữ để mỉm cười. Đã có những ví dụ về các thiếu nữ “nhịn ăn để mặc”, kiệt quệ về thể xác và tinh thần khi cố gắng vượt khả năng cá nhân để được mua sắm và sở hữu những đồ hiệu của siêu sao.
Chọn lựa phù hợp nhu cầu
Một nữ nhà báo cho biết “danh mục” đồ hiệu mà chị luôn nhất quán: giày và kính. “Hai thứ này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đi giày “dỏm” thì mệt hết cả người, còn đeo kính dỏm thì hỏng mắt. Cái gì xài tèng tèng cũng được, nhưng “cán bộ đường lối” và “hoa tiêu dẫn đường” phải được xài đồ xịn”.
Một chuyên gia phân tích chứng khoán tiết lộ, anh thường xuyên có thu nhập trên 100 triệu đồng/tháng. Khả năng mua đồ hiệu với anh là dễ dàng, nhưng anh chỉ quan tâm đến một hiệu đồng hồ đơn giản, giá vừa phải. “Mình xài nó mà, hợp là được. Mua một cái đồng hồ vài ngàn “đô”, cũng chỉ để xem giờ. Chỉ có tỉ phú mới tính tiền theo giây, còn mình thì nên để tiền cho chuyện khác”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có sự tỉnh táo ấy. Đặc biệt là giới trẻ, bị ảnh hưởng mạnh của truyền thông, hành vi bắt chước trong xài đồ hiệu dễ trở thành một điều lớn hơn thói quen. Sẽ là gần như bi kịch, khi lương tháng chỉ 5 triệu đồng, mà đồ hiệu trên người lại luôn có giá nghìn “đô”!
Nguyễn Phương Hợp (27 tuổi, nhân viên kinh doanh, Đông Anh, Hà Nội):
Võ Khánh Liên (26 tuổi, nhân viên Motion Media, Hà Nội):
Hồ Bảo Linh (29 tuổi, nhân viên Công ty Toyota, Hoàn Kiếm, Hà Nội):
Trần Bá Đạt (26 tuổi, nhân viên Công ty 24g, Hà Nội): Minh Ngọc (ghi) |
Vũ Bách
Bình luận (0)