VN được Tổ chức Du lịch thế giới xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch cao nhất thế giới. Nhưng con số tăng trưởng ấn tượng về du lịch chẳng thể nào lại sóng đôi với những thông tin đáng ngạc nhiên như lời ông Ngô Hoài Chung (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch): “Nhiều điểm du lịch ở nước ta hiện không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng... không vệ sinh”. Đừng để hàng chục triệu du khách quốc tế hồ hởi đến VN và mang theo về nỗi ám ảnh mang tên nhà vệ sinh.
tin liên quan
Vấn nạn 'tiểu đường'Tin vui hơn nữa là từ mô hình của Đà Nẵng, Tổng cục Du lịch đã xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình nhà vệ sinh xã hội hóa phục vụ du khách, trước hết là ở những địa bàn trọng điểm du lịch.
Nhưng cũng phải bàn thêm một chút, là tại sao chỉ xem việc xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách là “phong trào xã hội hóa”, mà không phải là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với các điểm đến du lịch. Kêu gọi xã hội hóa thì biết đâu chính các điểm đến lại trông chờ một “lòng tốt” xã hội nào đó mà không chủ động và quyết tâm thực hiện. Biết đâu lại chờ nhau, lại tiếp tục nghịch cảnh “nhà vệ sinh nhưng không vệ sinh”.
Mọi chuyện nên bắt đầu từ chính cơ quan quản lý điểm đến. Cứ thẳng thắn, trong vòng 1 năm kể từ khi ban hành tiêu chuẩn về nhà vệ sinh đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ du khách, điểm đến nào không đáp ứng tiêu chuẩn về nhà vệ sinh thì đối mặt với quyết định quản lý nghiêm khắc, chẳng hạn tạm ngưng đón du khách.
Thử nhìn vào trường hợp Singapore. Thậm chí, nhà vệ sinh là một điểm nhấn độc đáo trong ấn tượng về văn minh của quốc đảo này. Nhà vệ sinh tại các trung tâm mua sắm ở Singapore được làm sạch 6 - 8 lần mỗi ngày, còn ở những trung tâm bán lẻ thì mỗi 2 giờ một lần và mỗi 30 phút trong giờ cao điểm. Phạt nặng với người không xả nước sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, mức phạt có thể lên tới 150 USD. Và, nhà vệ sinh có sẵn màn hình chức năng để khách đánh giá chất lượng.
Nếu nhà quản lý xuất phát trước với một quy định nghiêm khắc về tiêu chuẩn nhà vệ sinh ở điểm đến du lịch, thì kết quả thu được có thể không chỉ là một phong trào xã hội hóa dựa vào lòng tốt, mà chắc chắn sẽ là những thay đổi đồng bộ được mong đợi về hình ảnh điểm đến du lịch VN. Chúng ta cần một tiêu chuẩn quản lý hơn chỉ là lòng tốt trong trường hợp này.
Bình luận (0)