Trong đó, có 7 nhóm lập tự phát và 3 CLB được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Hiện TP chỉ có trên 200 người biết hô/hát bài chòi, trong đó, có khoảng 36 nghệ nhân làm anh Hiệu trong các hội chơi, 5 nghệ nhân độc diễn bài chòi dân gian, 13 nghệ nhân chơi nhạc cụ, 6 người biết đàn bài chòi, 49 người có khả năng truyền dạy… “Mặc dù khá phổ biến, song trong đời sống ngày nay loại hình nghệ thuật truyền thống này đang có nguy cơ bị lãng quên, mai một”, bà Vân nhận định.
Nhạc sĩ Trần Hồng, Hội Văn nghệ dân gian TP, cho rằng Sở VH-TT cần xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm về việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật bài chòi. Để bài chòi được nhân rộng trong nhân dân, phổ cập trong trường học, các cô thầy từ mầm non đến các cấp học cao hơn cần được huấn luyện vốn văn nghệ dân gian độc đáo này. Sở GD-ĐT, trung tâm văn hóa, các CLB huyện, xã cần tuyển các hạt nhân hát bài chòi, dân ca tham gia học tập, tập huấn cho các nghệ nhân, nghệ sĩ hát các làn điệu chuẩn xác để truyền dạy… Sở VH-TT cần tổ chức liên hoan nghệ thuật hô hát bài chòi ở các cấp phổ thông và tổ chức liên hoan. Riêng Trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật Đà Nẵng phải dành riêng một khoa dân ca và bài chòi.
Thạc sĩ Đặng Thị Kim Thoa, Khoa Du lịch (Trường ĐH Đông Á Đà Nẵng), kiến nghị TP cần tăng cường không gian diễn xướng và các hội diễn thường xuyên ở các điểm du lịch nổi tiếng không chỉ vào ban đêm như hiện nay tại cầu Rồng mà còn cả ban ngày trong các không gian khác như tại bảo tàng, điểm du lịch văn hóa… hoặc đề nghị, khuyến khích các đơn vị khu du lịch lồng ghép chương trình này vào trong những điểm du lịch lớn.
Bình luận (0)