|
Tôi hỏi: "Khi nào bạn lên Sài Gòn làm lại?" Lê Trường Giang, ngụ tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết: “Công ty của em mùng sáu đã đi làm rồi nhưng em ráng sáng thứ hai nhằm ngày 26.2 (Mười một tháng giêng) mới đi làm luôn, tháng này chắc em bị trừ bớt lương rồi. Nhưng một năm nghỉ được mấy ngày tết, kéo dài được ngày nào hay ngày đó, làm sớm chi anh, thêm được mấy đồng cũng chẳng làm mình giàu có hơn. Giờ em nán lại ở quê chơi vài bữa nữa đến tối mùng mười em mới lên lại Sài Gòn anh ơi!”.
Cũng câu hỏi ấy, nhưng lý do của chị Hoàng Thị Tố Trinh (quê tỉnh Tây Ninh) không đi làm sớm là vì “Năm ngoái, mình mới là nhân viên mới nên đầu năm vội vã từ quê lên thành phố rất sớm để đi làm đúng ngày qui định của công ty. Nhưng mấy ngày đầu tiên của năm mới mình thấy công việc rất nhàn hạ, vào chủ yếu để nhận lì xì, mọi người đồng nghiệp gặp mặt chúc nhau. Chính vì vậy, rút kinh nghiệm năm rồi, năm nay mình nán lại ở quê chơi đến hết tuần, hết mùng mới lên luôn anh à”.
Còn chị Trần Thị Ngọc Thúy, ngụ tại Q.Bình Tân, TP.HCM thì chia sẻ: “Mới nghỉ được mấy ngày thì phải lo dọn dẹp nhà cửa. Tết chưa được đi chơi đâu xa thì nay đã hết rồi. Vẫn biết là hết tết, ai vào việc nấy nhưng cảm giác phải đi làm lại nên có chút hụt hẫng. Mấy ngày đầu năm đi làm mà cứ ước gì được nghỉ thêm vài bữa nữa cho nên tâm lý làm việc cứ rề rà, chẳng thể nào làm hết công suất như ngày thường gì cả. Tâm lý ấy không phải chỉ riêng tôi mà có cả những người xung quanh tôi cũng tương tự”.
Với sinh viên thì họ còn rề rà hơn: “Vào Sài Gòn sớm làm gì để tốn tiền ăn cơm, mà con ăn cơm bụi nữa chứ. Chi bằng cứ ở lại quê ngày được ngày nào hay ngày đó, lại còn được ăn cơm nhà mẹ nấu rất ngon. Mình sẽ “đẫm” ở quê đến qua rằm tháng Giêng chơi cho đã rồi mới vào. Có gì gặp bạn bè hỏi lại cũng có sao đâu”, Đình Thành (quê Bình Thuận, sinh viên của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM), trải lòng.
Vậy làm gì để mọi người tránh rề rà, bước ngay vào nhịp độ làm việc như bình thường mà không còn vấn vương không khí tết nhất? Thầy Lê Văn Sâm (giáo viên Trường tiểu học Chu Văn An, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), người có thăm niên 32 năm trong nghề dạy học cho rằng: “Cuộc vui, kỳ nghỉ nào cũng đến lúc phải dừng lại. Dừng lại để bắt đầu cái mới, công việc mới. Và hãy gác lại những ngày vui chơi, rề rà để tay ngay vào công việc. Bởi vì mọi người hãy nghĩ một điều, những việc làm đó là của mình, không ai làm thay mình cả. Cho nên, mọi người đừng để rơi vào tình trạng công việc đầu năm thong thả, sau đó thì quá vất vả”.
Những hình ảnh minh họa về các hoạt động ngày tết.
|
|
|
|
|
|
|
Bình luận (0)