Phó hiệu trưởng “tại chức”
Ông Đặng Văn Sáng - 39 tuổi, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn trường Trung cấp Ánh Sáng (P.Đông Hưng Thuận, Q.12, TP.HCM) tự hào khẳng định mình là một trong những người “đi lên từ tại chức”.
Loại hình đào tạo không có lỗi |
Tôi có 2 bằng tại chức: tiếng Anh và Kế toán. Phải thừa nhận chất lượng đào tạo tại chức có rất nhiều điều đáng bàn. Tôi gặp may khi các nhà tuyển dụng không chỉ nhìn vào bằng cấp mà còn đánh giá ứng viên qua các bài thi. Khi thi vào Công ty kiểm toán KPMG, tôi mới học năm thứ hai tại chức “Kế toán thương mại”. Bài thi viết về nghiệp vụ kế toán, tôi chỉ làm được chừng 50-60%. Nhưng đến vòng phỏng vấn, tôi trình bày về thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh thu, thuế lợi tức và thuế xuất nhập khẩu rất trôi chảy. Tôi có hơn ba năm kinh nghiệm làm kế toán và thuế cho một công ty của Nhật. Khi thi vào làm trợ lý tài chính cho Quỹ Dân số LHQ, tôi vượt qua được các đối thủ tiếng Anh xịn vì có nghiệp vụ kế toán, và vượt qua các bác kế toán gộc vì có tiếng Anh. Lúc ấy tôi vẫn chưa có bằng kế toán. Khi dự thi sang New York, tôi đã bỏ ra cả tháng trời tự ôn luyện bằng các giáo trình giảng dạy kế toán ở đại học của Mỹ. Kiến thức là cả một quá trình tự học và cập nhật. Bằng cấp chỉ chứng minh bạn đã được dạy về phương pháp nghiên cứu. Thực ra các loại hình đào tạo bản thân nó không có lỗi. (Chị Lê Thị Thanh Chung - Trợ lý kiểm toán Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc - UNICEF) |
Sau khi xuất ngũ, từ Hà Nội, ông vào TP.HCM lập nghiệp. Năm 1995, ông vừa làm nghề tài xế vừa theo học trường Trung học Tài chính - Kế toán IV (hệ tại chức). Gần 10 năm sau, ông Sáng tiếp tục có được 2 tấm bằng ĐH đều thuộc hệ tại chức do trường ĐH Kinh tế TP.HCM cấp với các ngành: Quản trị kinh doanh - Ngoại thương (hạng trung bình) và Kế toán - Kiểm toán (hạng giỏi). Ông Sáng cho biết, sau khi học xong bậc trung cấp, ông nhận làm dịch vụ kế toán cho 10 doanh nghiệp cùng một lúc. Ông là tác giả và đồng tác giả của những quyển sách chuyên ngành như: Hướng dẫn thực hành Lập sổ sách kế toán; Báo cáo tài chính; Báo cáo thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp thủ công hoặc trên Excel/Access…
Ông tâm sự: “Tôi thấy nhiều em học sinh luôn mặc cảm và hỏi tôi: Tụi em học trung cấp xong làm sao xin được việc làm? Tôi bảo: Nếu tôi kể người này người kia ở đâu đó có lẽ các em không tin. Nhưng bản thân tôi xuất phát điểm thấp hơn các em vì chỉ học hệ tại chức, vậy mà tôi vẫn có thể gặt thành quả. Đâu phải cứ học ĐH và hệ chính quy mới xin được việc làm và thành công. Tôi cho rằng, việc học tập là do bản thân mỗi người quyết định, quan trọng là có ý chí và sự tự giác hay không”.
Từ công nhân thành chủ doanh nghiệp
Năm 2001, Nguyễn Quang Kỳ (sinh năm 1981) từ Bình Định vào TP.HCM. Lúc đó, Kỳ học xong lớp 12 và hoàn toàn tay trắng. Tại TP.HCM, sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Kỹ thuật Lý Tự Trọng, Kỳ xin vào làm công nhân bảo trì xe tại Công ty Mai Linh. Không an phận với đời thợ, buổi tối Kỳ kiên nhẫn theo học ngành Quản trị kinh doanh hệ vừa làm vừa học tại trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Trước nghị lực của Kỳ, Quỹ Hỗ trợ công nhân TP.HCM đã xét vay vốn học tập và tư vấn nghề nghiệp cho anh. Tốt nghiệp ĐH, Kỳ còn học thêm những khóa đào tạo ngắn hạn về lĩnh vực kinh doanh và quản lý kỹ thuật. “Tôi muốn thay đổi nghề nghiệp, phát triển bản thân và tăng thu nhập” - Kỳ chia sẻ.
Tháng 7.2009, Nguyễn Quang Kỳ mạnh dạn mở Công ty Đại Thịnh Việt (huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) - chuyên phục vụ thị trường inox ở những khu công nghiệp, khu chế xuất. Ngoài vị trí Giám đốc điều hành công ty, Kỳ còn là người góp vốn và điều hành 2 công ty khác tại TP.HCM. Hiện anh giữ vai trò Phó ban Cộng đồng nhân sự tỉnh Bình Dương đồng thời kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Công nhân giúp nhau thành đạt (thuộc Quỹ Hỗ trợ công nhân TP.HCM)…
Kỳ bộc bạch: “Có những người học tại chức ra bán trái cây nhưng có những người làm ở công ty nước ngoài và được trọng dụng... Tôi nhận thấy trong quá trình đi học, bạn nào chú tâm và có mục tiêu rõ ràng thì sẽ đạt kết quả rất tốt. Còn những ai chỉ quan trọng cái bằng thì sẽ nhận đúng... cái bằng”. Anh chia sẻ: “Bằng cấp chỉ là một phương tiện, tư duy và trình độ hiểu biết của mình mới là quan trọng”.
Ý kiến người dạy và học Vẫn có người giỏi học hệ tại chức Là người trực tiếp đào tạo, tôi biết có những người học tại chức giỏi thực sự dù con số này chưa nhiều. Công bằng nhất trong tuyển dụng là phải có những cái mốc sàng lọc để lựa chọn được người giỏi. Về phía sinh viên, những em đã đi làm, cần nâng cao trình độ thì học rất chuyên cần, chăm chỉ. Những sinh viên rớt đại học, xem tại chức là một chỗ học tập tạm thời dĩ nhiên sẽ bỏ bê, lơ là. PGS-TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng Giáo viên cũng có du di Thời tôi còn làm giảng viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM (từ năm 1979 đến năm 2007), tôi thường tham gia dạy nhiều lớp tại chức. Nếu so sánh học viên ở một số thành phố lớn thì đa phần những người học tại chức ở các tỉnh chỉ cốt để lấy bằng. Khi chấm bài, giáo viên thường có tâm lý thương cảm, chấm điểm có phần du di vì nghĩ đánh trượt thì “tội”. Do đó học viên vẫn đậu qua những kỳ thi nhưng thực chất học lực yếu. Tiến sĩ Mai Chiến Thắng - Hiệu trưởng trường Trung cấp Ánh Sáng (Q.12, TP.HCM) Chất lượng quá tệ! Ông Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt Phải nỗ lực Nếu sinh viên không thật sự nỗ lực khi học tại chức, chất lượng đầu ra sẽ rất kém. Vừa rồi, lớp tôi thi kiểm tra Anh văn. Phần vấn đáp mấy anh cán bộ lớn tuổi chịu trận và chỉ biết mỗi “yes” hoặc “no”, không trả lời được câu nào hết. Khi tuyển dụng cán bộ công chức cứ cho thi tuyển là công bằng nhất. Ông Trần Minh Thái, người đang theo học ĐH hệ VLVH tại TP Cần Thơ Như Lịch - Diệu Hiền - Quang Minh Nhật (ghi) Ý kiến nhà tuyển dụng Không căn cứ vào bằng cấp Bà Phạm Thị Mỹ Lệ - Chủ tịch HĐQT Công ty Giải pháp nguồn nhân lực L&A Có chút định kiến Ông Nguyễn Tử Anh - Giám đốc tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Hoa Sen Group Đã là chuyện của 7-8 năm trước Ông Nguyễn Văn Sang - Phó giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên TP.HCM Như Lịch (ghi) |
Như Lịch
Bình luận (0)