Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc khi đọc bài Những phiên tòa kéo dài nỗi đau đăng trên Thanh Niên số ra ngày 6.5.2012
Sao lại có kiểu điều tra lạ vậy ?
Đọc đến đoạn: “...Thầy cô và bạn bè không còn ngạc nhiên trước cảnh cô học sinh N.T.N đang học trong lớp... thì có công an đến tìm...” tôi vô cùng bức xúc, bất bình... Sao công an ở Bình Định lại có cách làm việc lạ lùng như vậy? Không còn thời điểm nào để lấy lời khai nữa hay sao?
Huỳnh Công (P.23, Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
Cần chú ý đến tâm lý của nạn nhân
Những vụ án xâm hại tình dục trẻ em luôn để lại di chứng nặng nề cho nạn nhân. Vì vậy, các cấp tòa, các cơ quan tố tụng cần hết sức lưu ý đến tâm lý của nạn nhân trong những vụ án này. Đây là vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức. Ấy vậy mà các cơ quan tố tụng ở An Nhơn, Bình Định lại cù cưa, kéo dài vụ án khiến cho nạn nhân và gia đình bị hại phải khổ sở thêm. Đó không những là sự thiếu chuyên nghiệp mà còn thiếu tính nhân văn của những người làm công tác tố tụng.
Ngọc Thanh(Biên Hòa, Đồng Nai)
Bất bình
Đã có những đứa trẻ bị xâm hại tình dục phải bỏ nhà, bỏ làng quê ra đi. Có nạn nhân, khi lớn lên, lập gia đình rồi nhưng di chứng của lần bị xâm hại lúc nhỏ vẫn còn ám ảnh, khiến họ không hạnh phúc. Những vấn đề này tòa án nào, cơ quan tố tụng nào có thể biết được và có bị cáo nào trả giá cho điều này không? Vì thế, việc sớm xét xử, đưa bị cáo ra tòa, kết tội, buộc thi hành án là việc phải làm ngay.
Mỹ Trâm (tramngoc54@yahoo.com)
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Từ nhỏ bị xâm hại...
>> Ám ảnh siêu trăng
>> Giấy tờ giả ám ảnh công chứng viên
Bình luận (0)