Chia sẻ tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, việc Quốc hội, Chính phủ quyết định dừng dự án được cân nhắc rất kỹ lưỡng trên cơ sở điều kiện kinh tế của Việt Nam tại thời điểm hiện tại.
"Tình hình phát triển kinh tế vĩ mô nay đã có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định chủ trương dự án 7 năm trước. Đó là dư địa tiết kiệm điện còn tốt, khả năng mua bán điện với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào sẽ được tăng cường. Tiềm năng sử dụng năng lượng tái tạo trở nên khả thi hơn về kinh tế. Mặt khác, hiện tại, chúng ta đang tập trung nguồn vốn đầu tư các dự án trọng điểm quốc gia như sân bay Long Thành, đường sắt tốc độ cao, đường bộ cao tốc Bắc - Nam", ông Dũng nói.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc có hay không lo ngại lý do an toàn mà phải dừng dự án, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh: "Dừng dự án không phải vì lý do công nghệ, lý do an toàn mà lý do chính là tình hình kinh tế trong điều kiện hiện nay. Công nghệ hạt nhân của Nga, Nhật dự kiến được sử dụng cho hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đều là tiên tiến nhất hiện nay, có mức độ an toàn cao nên hoàn toàn yên tâm".
Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ KH-CN cho biết, công nghệ lựa chọn cho hai nhà máy này đều là công nghệ thế hệ 3+, tức là công nghệ mới nhất của thế giới. "Đây là hai cường quốc về khoa học công nghệ nói chung và điện hạt nhân nói riêng nên nếu 2 dự án được triển khai thì chúng ta hoàn toàn yên tâm về mặt an toàn, công nghệ", ông Tạc nói.
tin liên quan
Chủ tịch EVN: Dừng điện hạt nhân Ninh Thuận vì chưa cấp thiết"Vai trò hai nhà máy vào năm 2030 không lớn. Khi Quốc hội có Nghị quyết dừng thì Chính phủ đã giao Bộ Công thương tính phương án thay thế, để đảm bảo an ninh năng lượng trong mọi điều kiện cho phát triển kinh tế. Từ đây tới lúc đó có đủ thời gian cho công suất các nhà máy năng lượng tái tạo tăng lên đáng kể, rồi nhiệt điện than, khí, khí hóa lỏng… đảm đương được mà vẫn giải quyết được vấn đề môi trường", ông Vượng khẳng định.
Bình luận (0)