• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Đừng đôi co vì Tết!

07/01/2016 03:35 GMT+7

Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Liệu “cuộc chiến” ở lại thành phố hay về quê đón Tết trong gia đình bạn đã ngã ngũ? Bạn và gia đình bạn có chịu thay đổi thói quen đón Tết năm nay?

Bài: Thùy Dung

 

Cứ mỗi dịp cuối năm, trên các diễn đàn dành cho phụ nữ lại đầy ắp các dòng tâm trạng. Chỉ hai chữ “về quê” mà người thì mong ngóng, kẻ lại ngán ngẩm. Còn trong gia đình bạn, Tết về quê có phải là thói quen đã nhiều năm?

 

4

 

Ngồi nhà mua đặc sản Tết ba miền

Những loại thực phẩm, món ăn ngon đã trở thành đặc sản của các vùng miền vào dịp Tết Nguyên đán như miến, măng khô, thịt trâu gác bếp hay bánh tét nếp cẩm, chả bò, giò bê... bây giờ quá dễ dàng để tìm mua chỉ bằng một cái click chuột và một cuộc điện thoại. Dù ở tỉnh thành nào, một gia đình cũng có thể có đầy đủ món ngon của cả ba miền để đón Tết chứ đừng nói đến những món theo lệ thường phải có như hành kiệu muối, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu đỏ... Vì thế, Tết chắc chắn không phải để ... ăn, và càng không phải là dịp để các cô con dâu, chàng rể phải dốc sức “xắn tay áo” thể hiện sự đảm đang khéo léo nơi nhà bếp. Vậy thì, vì sao Tết cứ phải về quê hay Tết cứ phải lên phố? 

 

an tet

 

Người thì cho rằng, thích cái không khí se lạnh, đôi khi lạnh đến run rẩy của ngày Tết nên chắc chắn đi đâu về đâu cũng phải về quê dịp Tết. Người có cha mẹ già, ông bà lớn tuổi càng mong ngày về Tết, họ thậm chí “rục rịch” tìm mua vé máy bay, tàu hỏa, xe đò trước Tết cả 4 -5 tháng trước Tết. Vậy nếu đến bây giờ chồng/vợ bạn vẫn chưa nói gì đến chuyện đặt vé xe thì anh/cô ấy đang muốn một cái Tết mới khác với mọi năm. 

 

Có nhất thiết mỗi năm đều đón Tết ở quê?

Những người có “quê” thành thị không có nỗi háo hức trở về quê. Tết với họ có lẽ chỉ đặc biệt hơn các dịp lễ khác một chút. Nhưng với người có quê xa, đối mặt với tình huống năm nay vợ/chồng mình không muốn về quê đón Tết sẽ là một “cú sốc” không hề nhẹ. Vậy thì, bạn có thể làm gì?

 

gia dinh ve que

 

  • Nếu cha mẹ bạn già yếu, ông bà nội ngoại tuổi đã rất cao thì hãy thuyết phụ người bạn đời của bạn một cách khéo léo. “Đúng là về quê thì em/anh rất mệt, thời tiết thay đổi có thể làm con đổ bệnh nhưng cha mẹ già sống chẳng được bao năm nữa...”, chắc chắn anh ấy/cô ấy sẽ sẵn lòng vì bạn mà quyết định ăn Tết quê hương.
  • Nếu con bạn còn quá nhỏ. Sẽ chẳng người lớn nào muốn để những đứa cháu nội, cháu ngoại đỏ hỏn, bé tí xíu phải đột ngột chịu cái lạnh miền Bắc hay cái nóng bức oi nồng của miền Nam. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc việc ra thăm cha mẹ già dịp trước Tết hay sau Tết một mình  trong vài ngày và để cho vợ/chồng bạn ở lại thành phố chăm sóc con nhỏ. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân hay bạn bè khi bạn vắng nhà. Một năm được đón Tết ở cả hai nơi, có lẽ bạn là người sung sướng nhất rồi đấy!

 

mon-ngon-ngay-tet

 

  • Nếu 5 năm liên tục vừa qua gia đình bạn đều về quê? Hãy thử đổi hướng khởi hành năm mới bằng cách đặt tour du lịch dịp này cho cả nhà. Khi biết tin gia đình con cái không về quê dịp Tết, nhiều người lớn sẽ không vui nhưng biết đâu, mọi người sẽ thông cảm và ủng hộ vợ chồng bạn.

 

Top những lý do khiến bạn ghét về quê đón Tết?


  • Chi phí đi lại tăng cao sẽ “ngốn” một khoản không nhỏ trong ngân sách chi tiêu dịp Tết của gia đình. Chưa kể sự khó khăn khi phải canh chừng thời điểm mua vé để giành được chiếc vé tốt.
  • Sự thay đổi thời tiết bất thường. Từ miền Nam ra Bắc, hay từ Bắc vào Nam đều khiến cơ thể bạn phải thích nghi với sự tăng cao hay hạ thấp nhiệt độ đột ngột. Hầu hết mọi người khi về quê/lên phố đều có những triệu chứng cảm, sốt, đặc biệt là trẻ em.
  • Phong tục văn hóa khác lạ. Quen sống ở các thành phố lớn, nhiều chị em phải tập quen với những nét văn hóa khác với đời sống thường ngày của họ: ăn mặc kín đáo và đơn giản hơn, chi tiêu tiết kiệm hơn, siêng năng dậy sớm, làm cơm và dọn dẹp... Nhiều chàng rể cũng rất lúng túng khi bị ép phải cụng ly liên tục hết nhà này đến nhà khác. Vì thế khi trở về thành phố không ít cặp vợ chồng đã giận nhau đến hết tháng Giêng.
  • Sự quan tâm thái quá. Người dân ở miền nào cũng vồn vã hiếu khách nhưng nếu vợ chồng bạn cưới đã lâu mà chưa có con hoặc không có ý định có con thì Tết sẽ là dịp bị “hỏi thăm” nhiều nhất. Khi nào, vì sao... những câu hỏi bạn không bao giờ muốn nghe và muốn trả lời.
Top
Top