Sau những biện pháp chính sách về tiền tệ và tài chính, cuộc cải cách kinh tế và xã hội này được coi là "mũi tên thứ 3" của Abenomics (chỉ các chính sách kinh tế của ông Abe). Giảm thuế, cải tổ thị trường lao động, tăng chi tiêu phúc lợi xã hội để phụ nữ có thể làm việc được nhiều hơn, sửa đổi chính sách nhập cư, cải tiến hệ thống giáo dục và dạy nghề, thúc đẩy đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường nghiên cứu và phát triển, phát minh và sáng tạo, ứng dụng rộng rãi hơn người máy công nghiệp... là một số nội dung cụ thể trong chương trình. Nhìn tổng thể thì có thể thấy nó có được định hướng đúng đắn. Muốn khắc phục những vấn đề kinh tế và xã hội dai dẳng, Nhật phải vượt qua không ít điều được coi là cấm kỵ trên chính trường nước này. Nhật phải tìm ra những động lực phát triển mới và cải thiện khả năng cạnh tranh về xuất khẩu. Ông Abe đã đề cập đúng vấn đề và đưa ra được một định hướng giải pháp cụ thể.
Nhưng tính khả thi lại là vấn đề lớn nhất của chương trình. Nó quá đồ sộ và chồng chéo. Nó động chạm đến tất cả các tầng lớp trong xã hội và các thành phần trên chính trường. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm lợi ích vốn lâu nay cản trở mọi ý tưởng và làm thất bại mọi nỗ lực cải cách. Dù vậy, ông Abe xem ra không có sự lựa chọn nào khác vì chính nó mới quyết định thành công của Abenomics.
Thảo Nguyên
>> Thủ tướng Abe sẽ khẳng định Nhật là đối trọng với Trung Quốc trong khu vực
>> Ông Abe bị kiện
>> Chủ tịch đảng đối lập Nhật lo ngại chính quyền Thủ tướng Abe 'gây bất ổn' khu vực
Bình luận (0)