Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã ứng dụng thành công keo sinh học trong điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới cho hai trường hợp đầu tiên vào cuối tháng 8 vừa qua.
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân H.T.H (50 tuổi, làm điều dưỡng hồi sức tại bệnh viện). Do công việc, chị H. phải đứng liên tục hầu như suốt thời gian làm việc 8 tiếng/ngày. Cách đây 15 năm, chị bị xuất hiện triệu chứng nhức nhối và đè nặng ở cẳng chân như đeo quả tạ tầm 3 kg, cảm giác rất khó chịu.
Bệnh nhân đã đi khám và được điều trị nội khoa, kết hợp mang vớ thì tình trạng thuyên giảm. Tuy nhiên, cách đây 3 tháng, tình trạng bệnh trở nặng, điều trị thuốc hay mang vớ đều không hiệu quả. Chị thường xuyên nhức mỏi vọp bẻ chân trái về đêm. Chị được bác sĩ chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch chân trái độ hai.
tin liên quan
Bác sĩ ơi: Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không, điều trị ra sao?Vừa qua tôi đi khám tổng quát và kết quả cho thấy bị bệnh máu nhiễm mỡ. Bệnh máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không và điều trị bệnh có khó không thưa bác sĩ? (hoangttxc...@gmail.com)
tin liên quan
Chuyện người mẹ 40 năm tìm kiếm sự thật về thi thể con traiNghi ngờ rằng con trai bảy ngày tuổi đã bị lấy nội tạng khi qua đời tại bệnh viện, người mẹ đã mất 40 năm tìm kiếm sự thật và đưa đơn kiện xin được đào huyệt, chứng minh thi thể con không nằm trong quan tài.
tin liên quan
Giảm hơn 50% chi phí cho bệnh nhân ghép tế bào gốc nhờ kỹ thuật mớiKỹ thuật mới bảo quản tế bào gốc ở nhiệt độ -80 độ C có thể giúp chi phí để thực hiện một ca ghép tế bào gốc cho bệnh nhân được kéo giảm xuống hơn 1/2.
Trong khi đó, bệnh nhân M.T.H (45 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng) làm nghề buôn bán nên công việc phải đứng rất nhiều. Cách đây hai năm, chị thấy nhức mỏi hai chân nhiều, thường xuyên bị vọp bẻ và tê buốt lòng bàn chân. Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch hai chân độ ba.
Cả hai bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng phương pháp mới ứng dụng keo sinh học. Sau can thiệp, hai người bệnh đều thấy nhẹ nhàng, ít đau, có thể đi lại ngay và xuất viện.
Điều trị nhẹ nhàng, ít đau
Thạc sĩ - bác sĩ Trần Thanh Vỹ, Trưởng khoa Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết: Điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng keo sinh học (Cyanoacrylate) là phương pháp mới, điều trị khá nhẹ nhàng, ít xâm lấm và có thời gian thực hiện chỉ từ 15 - 20 phút.
Các bác sĩ dùng công cụ chuyên dụng để luồn vào lòng tĩnh mạch và bơm keo sinh học gây bít tắc hoàn toàn tại đoạn tĩnh mạch bị bệnh. Bác sĩ quan sát hình ảnh mạch máu qua màn hình siêu âm để thao tác chính xác.
|
Bệnh nhân sau điều trị hồi phục nhanh. Người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng, trở lại các sinh hoạt bình thường hằng ngày ngay sau thủ thuật. Việc tập luyện và chơi thể thao sẽ trở lại bình thường sau một ngày, không cần dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm hay giảm đau. Triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ sau một tuần điều trị.
“Phương pháp này đặc biệt ý nghĩa trong trường hợp người bệnh có chỉ định phẫu thuật nhưng không thực hiện được vì những yếu tố tâm lý, nguy cơ khi gây tê tủy sống hay gây mê, hoặc loét chân ngay vị trí rạch da khi phẫu thuật”, bác sĩ Vỹ đánh giá.
tin liên quan
Lần đầu tiên tại nước ta: Điều trị suy tĩnh mạch bằng can thiệp nội mạchBệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường được nhắc đến là do các van tĩnh mạch bị hỏng.
Tuy nhiên thủ thuật này chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch nông từ cấp độ hai trở lên, không dùng cho những tĩnh mạch nằm sát da. Vì đây là phương pháp mới được áp dụng tại Việt Nam nên chưa nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.
Ghi nhận tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, mỗi năm có khoảng 15.000 lượt người bệnh khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới tại đây. Trong đó, có hơn 1.000 người bệnh được điều trị can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật thông thường, đốt sóng cao tần (RFA) hoặc laser nội tĩnh mạch). Phương pháp mới ứng dụng keo sinh học mở ra thêm nhiều cơ hội điều trị hiệu quả cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.
Theo bác sĩ Vỹ, nghiên cứu trên thế giới ghi nhận tỷ lệ thành công của thủ thuật bít tắc bằng keo sinh học khoảng 95%.
tin liên quan
Những hiểu lầm phổ biến về bệnh giãn tĩnh mạch chânCác tĩnh mạch dày đặc, nổi màu xanh ở chân không chỉ khó coi mà còn có thể gây ra các tổn thương về da và thậm chí còn dẫn đến việc hình thành các cục máu đông.
Bình luận (0)