Dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển thì phải theo quy trình chung

Quý Hiên
Quý Hiên
28/01/2019 17:13 GMT+7

Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, trường nào đã dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển thì phải xét theo quy trình chung do Bộ GD-ĐT quy định.

Mới đây, Bộ GD-ĐT đã chính thức đưa dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy (gọi chung là quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy) lên website của Bộ để xin ý kiến trước khi ban hành chính thức.
Không "chốt” kết quả trước khi các trường khác đang lọc "ảo"
Về cơ bản, quy chế không thay đổi so với năm trước mà chỉ sửa đổi, bổ sung một vài quy định có tính kỹ
Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định của trường. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác; thí sinh xác nhận nhập học thông qua việc nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi vào một trường và không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
thuật, để việc thực hiện quy chế được nhất quán, vừa tạo thuận lợi cho thí sinh, vừa khả thi với các trường đại học.
Chẳng hạn, với quy định nhiệm vụ của các trường trong điều về tổ chức xét tuyển, quy chế hiện hành chỉ yêu cầu các trường công bố các thông tin cần thiết lên trang thông tin điện tử của trường để thí sinh đăng ký xét tuyển, nhưng ở dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy này Bộ GD-ĐT đưa thêm nội dung "tham gia quy trình xét tuyển theo quy định".
Trao đổi với Thanh Niên, một chuyên viên Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), giải thích: "Quy định này được bổ sung nhằm tránh xảy ra trường hợp tương tự Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái, chốt danh sách trúng tuyển trong khi các trường đại học khác vẫn đang trong quá trình lọc ảo". Vị chuyên viên này nói: "Theo đề xuất của các trường, trường nào đã sử dụng kết quả THPT quốc gia để xét tuyển, dù chỉ dùng để sơ tuyển, thì vẫn phải tuân thủ các khâu xét tuyển theo quy trình chung”.
Hoặc về quy định các trường phải cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng, trong quy chế hiện hành yêu cầu phải có thông tin tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau thời gian 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất so với năm tuyển sinh theo khối ngành, thì dự thảo này hạ yêu cầu xuống là trong 12 tháng.
Một nội dung sửa đổi đáng chú ý khác là quy định về khu vực ưu tiên của quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong công an nhân dân được cử đi dự thi. Theo dự thảo, những thí sinh này nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn. Nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ.
Đặt “điểm sàn” với cả ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe
Đặc biệt, dự thảo đề xuất Bộ GD-ĐT đặt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào không chỉ với nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, mà còn với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề. Theo đó, với những trường căn cứ vào kết quả thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT sẽ căn cứ vào kết quả thi THPT quốc gia để đặt ngưỡng.
Với những trường mà phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề cụ thể như sau:
Đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên: Trình độ đại học xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, giáo dục thể chất, huấn luyện thể thao xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.
Trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Riêng các ngành sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, giáo dục thể chất (ngành cao đẳng), sư phạm thể dục thể thao (ngành trung cấp) xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên.
Đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ đại học: Tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi đối với các ngành: y khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt; tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá đối với các ngành còn lại.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.