Sáng 9.8 tại khách sạn Rex (TP.HCM) diễn ra hội thảo m nhạc dân tộc với cuộc sống hôm nay do Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc và Nhạc viện TP.HCM tổ chức. Khoảng 20 tham luận đã được trình bày trước hội nghị.
PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm cho rằng âm nhạc dân tộc là “quốc nhạc” của Việt Nam, nhưng thực trạng hiện nay của nền quốc nhạc đó lại quá chua xót. GS Hoàng Chương (Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam) đăng đàn bằng nỗi bức xúc khi các loại hình âm nhạc đặc sắc đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại nhưng nay vẫn sống lây lất vì rất ít người xem, muốn có người xem thì phải “sân khấu hóa” (hát có micro, có nhạc đệm, thậm chí cả đàn organ hiện đại) như quan họ đang làm, như vậy là phá vỡ luật lệ, quy tắc của âm nhạc cổ truyền và vi phạm tiêu chí của UNESCO. Không còn nhận ra nghệ thuật quan họ với lối hát đơn, hát đôi bình dị, sâu lắng và đặc sắc cũng như điệu hát chầu văn sôi nổi, mượt mà, cuốn hút.
Dù phải ngồi trên xe lăn để đến hội nghị, GS-TS Trần Văn Khê tiết lộ rằng mình đã viết chuyên đề Căn bệnh mãn tính của âm nhạc truyền thống nên chỉ phát biểu ngắn gọn: “Bảo tồn không nệ cổ, phải giữ cho được bản sắc nguyên gốc, còn phát huy không nhất thiết phải u hóa, ngoại lai”.
TS Văn Thị Minh Hương (Giám đốc Nhạc viện TP.HCM) cho rằng ngày nay nhu cầu hưởng thụ âm nhạc thiên dần về yếu tố “nhìn” hơn là “nghe”. Dòng nhạc truyền thống và nhạc cổ điển thính phòng vẫn còn xa lạ với quần chúng là do ít được xuất hiện, ít được nhắc đến, ít được quan tâm quảng bá. Mặt khác, do sự chi phối về thị hiếu và năng lực của các nhà đầu tư nên vẫn còn bỏ ngỏ.
H.Đ.N
Bình luận (0)