Đó là một trong những phản hồi của bạn đọc sau khi đọc bài San lấp, bán hiện vật di tích quốc gia đăng trên Thanh Niên ngày 15.5.
Quá thô lỗ
Tại sao một ngôi đình giàu giá trị lịch sử, thời gian như thế lại để những con người quá “thô lỗ” nằm trong ban quản lý? Tôi nói họ thô lỗ có lẽ không quá đáng bởi một khi quản lý ngôi đình tức phải hiểu hơn ai hết giá trị và phải biết yêu quý, trân trọng nó. Thế mà họ lại bày cách san phẳng giếng nước có từ ngàn xưa hay bán đi những hiện vật rất có giá trị của ngôi đình. Cái nghèo nào cũng đáng thương, nhưng nghèo vật chất dẫn đến nghèo văn hóa, bán đi những giá trị của ông cha để lại mà ăn là cái nghèo đáng trách, đáng lên án.
Nguyễn Thị Ngọc
(ngoctoky@yahoo.com)
Đừng thờ ơ với văn hóa
Hình như trong chuyện này chính quyền địa phương cũng khá thờ ơ. Họ không nắm được sự việc đã đành, hình như họ cũng chẳng bức xúc, quan tâm là mấy. Ở một địa phương kinh tế còn nhiều khó khăn như H.Ninh Hải, Ninh Thuận thì việc giá trị văn hóa, lịch sử bị lãng quên cũng là điều dễ hiểu. Nhưng đó là “cái quên” của người dân khi ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm. Còn phía lãnh đạo mà cũng “lơ” những giá trị văn hóa thì thật đáng trách.
Thiên Di
(didalat@yahoo.com)
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> San lấp, bán hiện vật di tích quốc gia
>> Dân Đường Lâm tiếp tục ký đơn xin trả danh hiệu di tích
>> Di tích Mỹ Sơn lên máy bay
>> “Lăn lóc” di tích văn chỉ Vĩnh Xương
>> Không giữ di tích là có tội với tiền nhân
>> Biến dạng di tích phố cổ Hội An
>> Bao chiếm di tích để kinh doanh
>> Di tích văn hóa kêu cứu
>> Một bài học ứng xử với di tích
>> Đình chỉ mở đường xâm phạm di tích Nước Là
>> Khởi công trùng tu di tích Ngọ Môn - Huế
Bình luận (0)