Trường đại học Công nghệ Queensland (QUT), được dẫn đầu bởi tiến sĩ Shimul Haque, đã tiến hành đo thời gian phản ứng của các tài xế khi sử dụng chế độ điện thoại rảnh tay, tài xế thực sự cầm điện thoại nói chuyện khi lái xe và tài xế không sử dụng điện thoại khi lái xe. Thử nghiệm được thực hiện trong một môi trường mô phỏng, trình bày hoàn cảnh tương tự cho tất cả tài xế.
Tiến sĩ Haque cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng một nhóm tài xế và tiếp xúc với họ thông qua một mạng ảo, trong đó bao gồm người đi bộ trong phạm vi tầm nhìn của tài xế cũng như đi qua một ngã tư với những người đi bộ. Chúng tôi sau đó theo dõi hiệu suất và phản ứng của tài xế trong suốt cuộc trò chuyện rảnh tay, cầm trên tay và không có”.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, cả hai người sử dụng điện thoại rảnh tay và cầm máy trên tay liên lạc đều sụt giảm khả năng phản ứng tương tự khi chậm hơn khoảng 40% so với các tài xế không sử dụng điện thoại. Thực tế, điều này tương đương với khoảng cách phản ứng chậm trễ khoảng 11 mét trên một chiếc xe chạy ở vận tốc 40 km/giờ.
Ngoài ra, khi tài xế bị phân tâm họ sẽ phanh quá gấp, tạo ra mối nguy cho những chiếc xe đi phía sau họ.
Theo tiến sĩ Haque, có một thực tế là sự tập trung vào một cuộc đối thoại thực sự kiến người lái xe bị phân tâm, bất kể người tài xế đang cầm điện thoại hay không. Nói cách khác, bộ não con người đã hướng vào việc nhận thức thông tin từ điện thoại di động mà không tiếp nhận các thông tin hình ảnh xung quanh để gửi tín hiệu đến bộ não làm việc.
Ông Haque cũng lưu ý rằng, hội thoại với hành khách trong một chuyến xe sẽ không làm mất tập trung cho tài xế, do hành khách có khả năng thay đổi cuộc hội thoại của họ dựa trên môi trường lái xe. Ví dụ, hành khách có thể ngừng nói khi nhìn thấy người lái xe đang đến gần một tình huống phức tạp.
Bình luận (0)