Ngày Thế giới phòng chống loãng xương (20.10):

Đừng phớt lờ dấu hiệu xương khớp của cơ thể

07/10/2024 11:29 GMT+7

Sau tuổi 30, hệ cơ xương khớp bắt đầu gửi các "tín hiệu cảnh báo". Việc phớt lờ dấu hiệu bất thường của cơ thể khiến không ít người bị đau nhức, giới hạn các hoạt động hằng ngày, chất lượng sống bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều người bị gãy xương do chủ quan với sức khỏe xương khớp.

Đừng chủ quan khi xương khớp gửi "tín hiệu cảnh báo"

Để giữ vóc dáng, hằng ngày, chị V.T Hằng (52 tuổi, Q.8, TP.HCM) tham gia lớp học nhảy aerobic, đến cuối tuần chị còn đánh cầu lông với bạn bè. Tuy nhiên, hơn nửa năm trước, chị bắt đầu xuất hiện những cơn đau âm ỉ vùng cột sống, thắt lưng, đầu gối. Bỏ qua những cảnh báo đó, chị Hằng tiếp tục tập luyện đều đặn mỗi ngày. Gần đây, những cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, mỗi lần thực hiện các động tác vận động mạnh cơn đau đột ngột ập đến khiến chị phải bỏ dở buổi tập.

Đừng phớt lờ dấu hiệu xương khớp của cơ thể- Ảnh 1.

Theo PGS-TS-BS Vũ Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội, người bệnh loãng xương có các biểu hiện: đau cột sống thắt lưng, giảm chiều cao, gù vẹo cột sống và dễ gãy xương ngay cả khi va chạm nhẹ. Bệnh thường diễn tiến âm thầm với những cơn đau âm ỉ hoặc không có bất kỳ biểu hiện gì cho đến khi xảy ra gãy xương

Đến bác sĩ khám, chị Hằng được thông báo bị loãng xương tiến triển độ 2 kèm thoái hóa khớp, nguy cơ gãy xương cao nếu xảy ra va chạm, té ngã. "Tôi rất bất ngờ bởi không nghĩ mình lại mắc bệnh loãng xương, thoái hóa khớp ở độ tuổi này nên chủ quan không để ý các dấu hiệu cảnh báo từ sớm", chị Hằng tiếc nuối.

PGS-TS-BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, cho biết để duy trì sức khỏe xương, cơ thể luôn có sự cân bằng giữa quá trình hủy xương cũ và tạo xương mới để bù đắp lại. Sau độ tuổi 30, mật độ xương bắt đầu giảm dần do tình trạng hủy xương vượt trội hơn quá trình tạo xương, nếu cơ thể không được bổ sung lượng can xi thích hợp để làm nguyên liệu cho việc tạo xương mới, sẽ không bù đắp được khối lượng xương đã mất đi gây ra tình trạng thiếu xương, loãng xương. Quá trình tạo xương cần đến 3 tháng, nhưng việc hủy xương diễn ra nhanh hơn, chỉ trong 3 tuần, thậm chí khi có các yếu tố thúc đẩy thì quá trình này còn xảy ra sớm và trầm trọng hơn.

Đừng phớt lờ dấu hiệu xương khớp của cơ thể- Ảnh 2.

Theo PGS-TS-BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, những cơn đau nhức xương khớp hạn chế vận động cảnh báo nguy cơ loãng xương

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng phòng bệnh xương khớp

Các nghiên cứu tại VN cho thấy loãng xương ở người trên 50 tuổi có tỷ lệ khoảng 30% và nam là 10%. Ước tính hiện có khoảng 3,6 triệu người đang đối mặt với căn bệnh loãng xương, con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 4,5 triệu vào năm 2030, trong số đó trên 70% người bệnh là phụ nữ độ tuổi sau mãn kinh.

Còn theo khảo sát thông qua việc tầm soát mật độ xương của gần 100.000 người VN do nhãn hàng Anlene thực hiện từ 2023-2024 cho thấy, có tới 50% người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ loãng xương và 27% đã loãng xương. Đặc biệt, tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ từ 50 tuổi lên đến 33%. Điều này cho thấy sự cần thiết của phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe xương từ sớm.

TS Philippe Halbout, Giám đốc điều hành Hội Loãng xương quốc tế nhận định, loãng xương không phải là hậu quả tất yếu của quá trình lão hóa. Bệnh có thể được ngăn ngừa, chẩn đoán, điều trị. TS. Philippe Halbout khuyến nghị, người dân cần được tầm soát loãng xương sớm để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các giải pháp tập luyện vận động kèm chế độ ăn lành mạnh có các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương rất quan trọng phòng nguy cơ loãng xương.

Đừng phớt lờ dấu hiệu xương khớp của cơ thể- Ảnh 3.

TS Philippe Halbout, Giám đốc điều hành Hội Loãng xương quốc tế và ông Manoj Namboodiri, Giám đốc Anlene toàn cầu bắt tay, biểu thị cho sự hợp tác chiến lược trong chăm sóc sức khỏe xương khớp cộng đồng

Đồng quan điểm, PGS-TS-BS Lê Anh Thư cho rằng, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các vi khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu, giúp phòng ngừa bệnh, điều trị và nâng cao tuổi thọ khỏe mạnh cho con người. Với cơ xương, can xi như là cơm ăn hằng ngày, mà cơ thể không tự tổng hợp, cần thu nhận từ bên ngoài qua chế độ ăn uống. Sản phẩm sữa giàu can xi, đa vi chất, bao gồm MFGM (màng cầu chất béo sữa), vừa bổ sung dinh dưỡng vừa giúp cải thiện chức năng vận động, tăng cường sức khỏe hệ cơ xương khớp. Theo nghiên cứu, MFGM còn có lợi trong giảm thoái hóa khớp. "Sức khỏe hệ cơ xương khớp hay sức khỏe chung luôn cần được chăm sóc càng sớm càng tốt. Hãy lắng nghe cơ thể và chăm sóc sức khỏe xương khớp ngay hôm nay", PGS-TS-BS Lê Anh Thư khuyến cáo.

Hội Loãng xương Quốc tế (IOF) và Anlene, thương hiệu dinh dưỡng toàn cầu về sức khỏe cơ xương khớp, vừa công bố quan hệ đối tác chiến lược nhằm giải quyết những thách thức trong nhận thức về loãng xương đang gia tăng trên toàn cầu. Bằng việc hợp tác, Anlene và IOF cam kết nâng cao khả năng tiếp cận của người tiêu dùng với việc giáo dục về sức khỏe xương và dinh dưỡng tối ưu nhằm cải thiện sức khỏe cơ xương khớp cho cộng đồng.

Ngày 5.10.2024, Hội Loãng xương quốc tế (International Osteoporosis Foundation - IOF) và Anlene, thương hiệu dinh dưỡng toàn cầu về sức khỏe cơ xương khớp, đã công bố quan hệ đối tác chiến lược nhằm giải quyết những thách thức trong nhận thức về loãng xương đang gia tăng trên toàn cầu. Quan hệ đối tác này được chính thức hóa trong một buổi lễ ký kết diễn ra tại TP.HCM.

Với hơn 500 triệu người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi loãng xương, và châu Á đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số mắc, sự hợp tác này nhằm cải thiện giáo dục công cộng về sức khỏe xương và cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng quan trọng. Riêng tại VN, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người có nguy cơ bị loãng xương, điều này khiến việc hợp tác chiến lược trở nên đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy các nỗ lực nâng cao nhận thức để phòng ngừa và phát hiện sớm.

Qua hợp tác, Anlene và IOF cam kết nâng cao khả năng tiếp cận của người tiêu dùng với việc giáo dục về sức khỏe xương và dinh dưỡng tối ưu thông qua một loạt các sáng kiến hợp tác. Mối quan hệ đối tác này phản ánh một sứ mệnh chung nhằm cải thiện sức khỏe cơ xương khớp trên toàn cầu.

Đây cũng là sự kiện thiết thực để xây dựng nhận thức trong tháng Thế giới phòng chống loãng xương (20.10).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.