Trần Lệ Thủy (tư vấn chuyên môn DS Phan Văn Út)
Tôi không rõ thận có chức năng gì và thuốc hại thận là gì? Minh Hương - Bình Dương
Thận còn là “gốc tiên thiên, nguồn gốc của sự sống”, Đông y nhìn nhận rằng khí tiên thiên được tích trữ trong tạng thận. Tạng thận còn bao gồm cả tuyến thượng thận, và buồng trứng của phụ nữ, tinh hoàn ở đàn ông. Do đó tạng thận không chỉ có chức năng lọc máu, cân bằng dịch và cân bằng pH trong máu, mà còn kiểm soát cả chức năng sinh sản, sinh dục của cơ thể.
Theo DS Phan Văn Út (Phó GĐ Công ty DP TW2), thuốc hại thận có thể hiểu là thuốc làm thay đổi kết quả xét nghiệm chức năng thận, như thuốc gây dương tính giả xét độ đục nước tiểu, các loại kháng sinh liều cao, thuốc làm tăng creatinnin máu (creatinin là một chất thải sản phẩm chất thải hóa chất sản xuất bởi quá trình trao đổi chất cơ và đến một mức độ nhỏ từ ăn thịt. Thận lọc creatinine và các sản phẩm phế thải khác từ máu. Các sản phẩm chất thải lọc rời khỏi cơ thể trong nước tiểu) do cạnh tranh bài tiết ở niệu quản, vitamin C... Có thuốc chỉ mới ảnh hưởng nhẹ đến chứng năng thận đã làm tăng creatinnin máu nhưng có nhiều thuốc gây hại thận dần dần mà không có triệu chứng, đến khi tăng creatinnin máu đã làm thận bị suy nặng.
Thận dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc nào?
Các thuốc hại thận có thể kể: các kháng sinh thuộc nhóm penicillin, cephalosporin, aminoglycosid, sulfamid, quinolon... (các loại thuốc kháng sinh mới về nhóm diệt khuẩn), các thuốc chống viêm không steroid NSAID; các thuốc lợi tiểu như: furosemid; thuốc ức chế men chuyển…
Người bệnh đã có tiền sử suy thận cấm chỉ định với các thuốc độc cho thận khi có thuốc khác thay thế. Ví dụ như: không dùng các aminoglycosid, amphotericin, cisplatin, mesalazin, các NSAID, penicilamin và vancomycin…
Nguyên liệu tự nhiên để bảo vệ thận
Để bảo vệ thận, chúng ta nên sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên sẽ tốt hơn. Tăng cường thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi mỗi ngày là một cách bảo vệ thận hiệu quả. Việc ăn các thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi mang lại tác dụng hỗ trợ thận làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, những vi khuẩn này còn có khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của hệ tiêu hóa. Uống nhiều nước. Đưa lượng lớn nước vào cơ thể giúp thận dễ dàng loại bỏ natri, ure và các độc tố khác để giữ cơ thể phát triển một cách khỏe mạnh.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tăng cường trái cây, rau xanh trong bữa ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe, giảm tải khối lượng công việc cho thận. Trong trường hợp bắt buộc phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc, bệnh nhân tuân thủ tuyệt đối loại thuốc và liều lượng bác sĩ kê đơn. Giảm hoặc không uống nước ép trái cây đã qua tiệt trùng, trừ nước ép nam việt quất không đường, là thức uống tốt cho cả thận và bàng quang. Nước hầm xương làm từ xương động vật nuôi ăn cỏ có thể giúp bổ thận.
Thực phẩm cần tránh
Hạn chế tiêu thụ quá nhiều phốt pho. Nước ngọt, nước có gas, thực phẩm chế biến thuộc nhóm đồ ăn chứa nhiều phốt pho nên tránh. Nguyên nhân bởi ăn lượng lớn khiến phốt pho tích tụ, gây ra các vấn đề về xương, rối loạn chức năng hoạt động của tim, vôi hóa các mô, hại thận.
Tốt nhất bạn chỉ nên nạp khoảng 800 – 1.200 mg phốt pho mỗi ngày. Tránh ăn nhiều thực phẩm giàu calo, đồ mặn.
Theo dõi bản thân
Bạn nên thăm khám định kì khi trong gia đình có người thân mắc bệnh thận. Nếu người nhà từng mắc bệnh thận, bạn có khả năng đối diện với căn bệnh cao hơn so với người bình thường. Bạn nên thường xuyên thăm khám để phát hiện dấu hiệu bất thường sớm, từ đó tác động chạy chữa kịp thời để có ảnh hưởng tích cực.
Trong cuộc sống hàng ngày, không sử dụng sử dụng thuốc giảm đau theo ý muốn, và chú ý đến chỉ số đường huyết cơ thể. Tăng cường hoạt động thể chất vì lười vận động là nguyên nhân của nhiều bệnh. Để ngăn ngừa những rủi ro này, nên tập luyện mỗi ngày chừng 30 phút.