Tiến sĩ Catherine Birken, bác sĩ khoa nhi tại Bệnh viện Nhi đồng ở Toronto (Canada) và là trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu: “Bất chấp những khuyến cáo về việc hạn chế thời gian tiếp xúc màn hình dành cho em bé và trẻ mới biết đi, chúng tôi tin việc sử dụng smartphone và máy tính bảng ở con trẻ đã trở nên phổ biến. Đây là nghiên cứu đầu tiên ghi nhận mối liên hệ giữa thời gian tiếp xúc màn hình thiết bị cầm tay và sự gia tăng rủi ro chậm phát triển ngôn ngữ diễn đạt”.
Ngôn ngữ diễn đạt là khả năng chuyển tải cảm nhận và thông tin, điều không thể thiếu trong quá trình phát triển của một con người. Phát hiện mới nhất ủng hộ khuyến nghị của Học viện Các bác sĩ gia đình Mỹ là không để trẻ em dưới 18 tháng tuổi tiếp xúc bất kỳ phương tiện truyền thông có màn hình hiển thị nào.
tin liên quan
Tác hại từ cách giáo dục trẻ khắt khe của cha mẹMột số cha mẹ tin rằng dạy dỗ nghiêm khắc sẽ tốt cho con cái. Tuy nhiên, cách dạy đó trên thực tế có thể tác động tiêu cực đến việc học của trẻ, làm trẻ dễ bị điểm kém.
Bà Birken và các cộng sự phát hiện trẻ sử dụng các thiết bị này càng lâu, bé đó càng chậm phát triển khả năng nói. Cụ thể, với mỗi 30 phút gia tăng sử dụng, rủi ro trì hoãn khả năng nói tăng 49%.
tin liên quan
5 điều nên dạy con khi còn nhỏCác chuyên gia không tìm ra mối liên hệ giữa việc sử dụng cá thiết bị này với sự trì hoãn các khả năng thông tin liên lạc khác như tương tác xã hội, ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ.
Nhóm nghiên cứu chưa chứng minh được mối liên hệ nhân quả trực tiếp giữa các thiết bị nói trên với việc chậm nói. Vì vậy theo họ, cần tiến hành thêm các cuộc nghiên cứu về vấn đề này.
Bình luận (0)