Dùng sợi nano để chữa tế bào thần kinh

17/03/2006 15:08 GMT+7

Các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đã tìm ra một kỹ thuật cho phép những con chuột hang bị hỏng tế bào thị giác nhìn thấy được nhờ giàn sợi nano giúp các tế bào thần kinh "mọc" lại như một loài cây mọc trên giàn.

Mục tiêu của kỹ thuật này là chữa các tổn thương trong não hay tủy sống bằng cách cho phép tái tạo các sợi trục. Sợi trục là phần kéo dài của các tế bào thần kinh, những nhánh cần thiết cho sự liên lạc giữa các tế bào thần kinh qua các khớp thần kinh. Trong trường hợp bị tổn thương, các tế bào thần kinh không thể tái tạo sợi trục và sự liên lạc giữa một số khu vực trong não bị gián đoạn.

Sau khi cắt bỏ dây thần kinh thị giác của những con chuột hang nhỏ hoặc trưởng thành, nhà khoa học Ruthledge Ellis-Behnke và các cộng sự thuộc Viện MIT đã tiêm một dung dịch mặn chứa những peptid có khả năng tự ghép lại. Một trong các cộng sự của ông là Shuguang Zhang đã phát hiện cách đây mấy năm rằng một số peptid ngâm trong dung dịch mặn tạo thành những lớp mỏng được cấu tạo bởi 99% nước và 1% peptid.
 
Ở những con chuột hang bị mù, việc tiêm dụng dịch peptid này đã cho phép chúng nhìn thấy được sau 6 tháng. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí PNAS.
 
Các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm những sợi nano này trên những tổn thương khác, đặc biệt là trên tủy sống. Peptid được làm từ sợi tổng hợp nên dung dịch trên được thuận lợi là không chứa một chất nào có nguồn gốc từ động vật có thể gây hiện tượng thải ghép. Còn giàn chứa sợi nano có thể tự hủy và các peptid được thải hay tái sử dụng bởi cơ thể.
 
Kỹ thuật này sẽ được thử nghiệm trong những điều kiện “thực”. Trong thử nghiệm, dung dịch đã được tiêm ngay sau ca tổn thương. Trong trường hợp tai nạn, vị trí tổn thương không rõ ràng và thường tạo một vùng sẹo khiến các peptid trở nên kém hiệu quả hơn.

Theo HTV

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.