Thớt gỗ
Thớt gỗ sử dụng được lâu hơn, bền hơn so với thớt nhựa. Ngoài ra, thớt gỗ cũng lưu lại trên bề mặt ít vi khuẩn hơn thớt nhựa. Trong trường hợp bề mặt thớt gỗ bị hỏng, chẳng hạn xuất hiện nhiều rãnh sâu do vết cắt của dao, thì có thể được gia công lại và tiếp tục sử dụng, theo Eat This, Not That.
Tuy nhiên, thớt gỗ có nhược điểm là nặng hơn thớt nhựa. Sau khi sử dụng, bề mặt thớt cần phải được lau chùi kỹ lưỡng bằng tay. Những tấm thớt gỗ càng dày thì càng mất nhiều thời gian, công sức hơn để vệ sinh.
Bề mặt thớt sau mỗi lần dùng phải được lau sạch và giữ khô ráo. Độ ẩm cao trên mặt thớt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
Thớt nhựa
Thớt nhựa nhẹ hơn thớt gỗ, giá thành rẻ hơn và dễ lau chùi, vệ sinh hơn hơn thớt gỗ. Khi thớt nhựa hỏng thì chi phí mua mới cũng ít. Máy rửa chén hoàn toàn có thể rửa sạch thớt nhựa chứ không cần phải rửa kỹ bằng tay như thớt gỗ, theo Eat This, Not That.
Qua nhiều lần sử dụng, bề mặt thớt nhựa sẽ in rất nhiều vết cắt. Thớt nhựa không thể gia công lại như thớt gỗ nên sẽ phải mua mới. Với những người thường xuyên sử dụng thì tần suất mua thớt nhựa mới sẽ nhiều hơn so vời dùng thớt gỗ.
Những người muốn có sự dễ dàng, thuận tiện và không dùng mỗi ngày thì thớt nhựa sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Những người thường xuyên sử dụng thì nên đầu tư một tấm thớt gỗ vì như vậy sẽ được dùng lâu hơn, theo Eat This, Not That.
Bình luận (0)