Đó là ý kiến của bạn đọc về tình trạng bác sĩ kê toa không hợp lý khiến người bệnh thêm bệnh, phản ánh trong bài Kê toa không hợp lý gây hại người bệnh trên Thanh Niên ngày 11.2.
Quá nguy hiểm
Hơn 8.000 trường hợp phản ứng có hại do thuốc gây ra cho người bệnh trong năm qua chỉ là con số ghi nhận được khi người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế. Số người bị thuốc gây hại dạng nhẹ, không biểu hiện rõ rệt chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều. Cần giải pháp để con số này đừng tăng cao.
Trần Tuấn (trantuanvm@yahoo.com)
Người Việt giỏi uống thuốc
Không ai “chịu thuốc” giỏi như người Việt. Đau gì đó, ra tiệm thuốc tây, dược tá cứ vô tư bán rất nhiều loại thuốc và người bệnh cứ uống. Nhiều ông Tây đến VN lần đầu đã trố mắt ngạc nhiên vì sự dễ dãi của bệnh nhân VN khi ai cho gì cũng uống mà chẳng nghĩ gì đến tác dụng phụ của nó.
Bùi Thanh Đạm (thanhdam_bui@gmail.com)
Nên tỉnh táo khi dùng thuốc
Thím dâu tôi rơi vào tình trạng hết bị bệnh này chuyển sang bệnh khác đã gần 10 năm. Ban đầu, bà chỉ chóng mặt, mất ngủ do mãn kinh. Sau đó bà đi khám, uống thuốc, uống mãi, không ngày nào nghỉ bởi hết đau dạ dày chuyển sang đau tim, đau mắt, đau hậu môn… Rồi thím gặp một bác sĩ, ông điều tra lý lịch bệnh, sau đó bắt ngưng uống thuốc. Lý do, theo ông, thím tôi bị quá nhiều tác dụng phụ của thuốc khiến cơ thể luôn có cảm giác đau ở đâu đó. Nghe theo, thím tôi dần dần khỏe ra.
Ngô Thị Hạnh (hanh_ngo@yahoo.com)
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
(tổng hợp)
Theo tôi, không ai hiểu rõ cơ thể mình hơn bản thân. Khi uống thuốc, nếu thấy bệnh không giảm, có dấu hiệu khác thường phải dừng uống ngay. Đừng vì quá nghe theo lời bác sĩ mà dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Đỗ Văn Sinh (H.Trảng Bom, Đồng Nai)
Cho bệnh nhân uống một viên thuốc là đưa vào cơ thể họ nhiều dược phẩm. Có thứ hạp, có cái gây hại cho người bệnh. Vì thế, mong quý bác sĩ hãy thật cẩn trọng, đặt chữ tâm lên hàng đầu. Đừng vì hoa hồng thuốc, đừng vì sự cẩu thả mà gây hại cho người bệnh, thất đức lắm!
Nguyễn Thị Chín (H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai)
|
Bình luận (0)