Dùng võng mạc nhân tạo soi phản vật chất

22/09/2014 14:20 GMT+7

(TNO) Mắt người đã tạo cảm hứng cho giới vật lý học chế tạo một bộ xử lý có khả năng phân tích các vụ va đập của hạt hạ nguyên tử với tốc độ nhanh gấp 400 lần so với hiện nay.

(TNO) Mắt người đã tạo cảm hứng cho giới vật lý học chế tạo một bộ xử lý có khả năng phân tích các vụ va đập của hạt hạ nguyên tử với tốc độ nhanh gấp 400 lần so với hiện nay.

Trong những vụ va chạm này, proton đập vào nhau với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng, kết quả là các hạt mới được sinh ra, giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về phản vật chất.

Do vậy, bộ xử lý mới có thể đẩy nhanh tốc độ xử lý dữ liệu, và theo trang arXiv, nhiều khả năng võng mạc nhân tạo được đưa vào sử dụng cho các thí nghiệm của máy gia tốc hạt lớn (LHC) tại Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử châu u (Cern) vào năm 2020.

Bộ xử lý hoạt động tương tự như cách thức võng mạc người nhận dạng những mô hình trước mắt với tốc độ cực nhanh.

Điều này do từng dây thần kinh thị giác trong võng mạc chịu trách nhiệm cụ thể về từng hình dạng khác nhau, và chúng tự động xử lý thông tin trước khi não bộ nhận thức được.

Nhà vật lý học của Cern là Diego Tonelli giải thích rằng “võng mạc nhân tạo” được lập trình để phát hiện ảnh chụp nhanh của phi đạo trong từng vụ va đập, sau đó dữ liệu được nhập vào thuật toán chạy trên máy tính, tự động quét và phân tích các hướng di chuyển của các hạt mang điện tích.

Ước tính, mỗi giây có khoảng 40 triệu vụ va đập, và mỗi lần như vậy có thể tạo ra hàng trăm hạt điện tích.

Phi Yến

>> FDA thông qua “võng mạc nhân tạo”
>> Giải mã nguồn gốc của phản vật chất
>> Mạch máu võng mạc phản ánh trí thông minh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.