Mở rộng tổ chức đánh dấu bước phát triển mới của SCO, tạo tiền lệ để cả những nước khác hiện là quan sát viên cũng sẽ được kết nạp trong tương lai. Trong khi đó, Ấn Độ và Pakistan có được những cái lợi riêng rất quan trọng nhưng đồng thời cũng gây khó khăn mới cho tổ chức.
SCO giúp 2 thành viên mới này có thêm sân chơi về chính trị khu vực, tiếp cận những cơ hội phát triển và hợp tác mới từ tiến trình liên kết và hội nhập. Họ có thêm kênh quan hệ hợp tác mới với 2 thành viên chủ chốt nhất là Nga và Trung Quốc, đồng thời có điều kiện thuận lợi để gia tăng ảnh hưởng riêng ở Trung Á.
Tuy nhiên, 2 nước láng giềng này mang cả khúc mắc riêng vào tổ chức. Tranh chấp Kashmir, chạy đua vũ trang và hạt nhân, chuyện đối phó và lợi dụng những lực lượng Hồi giáo cực đoan vốn đầu độc quan hệ song phương từ nay sẽ ảnh hưởng tới cả SCO. Họ sẽ làm khó SCO nhưng đồng thời cũng sẽ phải chấp nhận áp lực nhất định từ tổ chức để nhanh chóng giải quyết ổn thỏa bất hòa riêng hoặc ít nhất cũng không gây tổn hại uy danh và hoạt động chung.
tin liên quan
Mở rộng tổ chức SCO: Bên trọng, bên khinhHội nghị cấp cao lần thứ 15 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) được tổ chức tại thủ đô Tashkent của Uzbekistan với kết quả về cơ bản không khác nhiều những lần trước đó.
Có thêm 2 thành viên mới này, SCO tăng thêm được trọng lực khi chiếm 40% dân số thế giới và bao hàm 3/5 thành viên của nhóm BRICS. Từ một tổ chức an ninh, SCO thật sự trở thành thể chế hợp tác và liên kết khu vực với việc định hướng lại hoạt động theo hướng mở rộng, hoàn thiện thể chế và kết nạp thêm thành viên.
Bình luận (0)