* Nhiều phụ huynh tự ý đi mua thuốc cho con uống, hay thường có câu cửa miệng “ho sù sụ thế sao không mua kháng sinh uống đi”. Ông nói gì về điều này?
Dược sĩ Trương Minh Đạt: Đây là việc làm rất đáng báo động ở Việt Nam. Hầu hết các bệnh viêm mũi họng thông thường ở trẻ đến 80% do virus gây ra, và kháng sinh không có tác dụng với virus. Nhưng trong hiểu biết của người dân thì phải kháng sinh mới khỏi. Không ít người dùng kháng sinh theo triệu chứng của bệnh thay vì nguyên nhân gây bệnh.
Lạm dụng kháng sinh làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, gây rối loạn tiêu hóa, nghiêm trọng hơn gây nên tình trạng kháng kháng sinh. Kháng kháng sinh là tình trạng xảy ra khi vi khuẩn không còn bị diệt bởi một hay nhiều loại thuốc kháng sinh nào đó. Trẻ có thể chết bởi những bệnh “tép riu” mà đáng lẽ ra điều trị khỏi bằng những kháng sinh thông thường dễ dàng.
Phải đi khám để biết rằng bé có cần thiết phải dùng kháng sinh hay không, nếu phải dùng thì chọn đúng loại, dùng đúng liều, đủ thời gian.
|
|
Để tăng đề kháng cho con thì trước hết cha mẹ phải hiểu về hệ miễn dịch của bé.
Ngay khi chào đời, cơ thể em bé đã có những lá chắn bảo vệ tự nhiên (hệ miễn dịch tự nhiên) như hàng rào cấu trúc da, niêm mạc, các chất nhầy trên niêm mạc, a xít béo... các tế bào miễn dịch tự nhiên (đại thực bào, tiểu thực bào, NK,...). Ngoài ra, bé còn nhận được các kháng thể và các yếu tố miễn dịch khác từ sữa mẹ đặc biệt từ sữa non của mẹ.
Khi một mầm bệnh tấn công cơ thể chúng đều phải vượt qua hàng rào tự nhiên này. Đồng thời hệ miễn dịch sẽ trưởng thành qua mỗi lần bị “công kích" bằng cách ghi nhớ loại vi khuẩn, virus đó và tạo ra kháng thể và tế bào miễn dịch chuyên biệt cho từng loại tác nhân. Đây là cơ chế miễn dịch đặc hiệu.
Muốn bé đề kháng tốt ít ốm thì phải tăng cường các yếu tố giúp thúc đẩy miễn dịch va nhận biết các yếu tố cản trở sự phát triển của hệ miễn dịch.
Cha mẹ phải học các kiến thức nuôi con, không nuôi con theo bản năng, dùng thuốc theo cảm tính.
Tăng kháng thể từ mẹ bằng cách cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời, sau đó tiếp tục bú mẹ trong ít nhất một năm.
Cho trẻ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, đa dạng, bổ sung vitamin, men vi sinh giúp hàng rào miễn dịch khoẻ mạnh, các tế bào miễn dịch đông đảo.
Cho bé vận động thường xuyên, đặc biệt vận động ngoài trời, kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.
Không được tự ý dùng kháng sinh, kháng viêm và thuốc chống dị ứng (kháng histamin), vì những yếu tố này làm chậm quá trình trưởng thành của hệ miễn dịch. Chẳng hạn như lạm dụng kháng viêm khiến ức chế phát triển của tuyến ức nơi tạo ra các tế bào Lympho T (các tế bào miễn dịch chuyên biệt). Lạm dụng thuốc cũng làm tê liệt các chức năng khác của hệ miễn dịch tự nhiên.
Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia giúp cơ thể hình thành kháng thể và tế bào miễn dịch đặc hiệu.
|
Nhiệt kế: Nên có 2 loại, 1 loại điện tử và nhiệt kế thủy ngân đề phòng những trường hợp thấy trẻ quấy khóc, mệt mà không thấy sốt ở nhiệt kế điện tử.
Thuốc hạ sốt: Có 2 loại thường dùng cho trẻ:
Paracetamol dạng gói bột, viên sủi, siro hoặc viên đặt hậu môn. Hàm lượng phù hợp với cân nặng của trẻ. Liều hạ sốt là 10-15mg/kg, mỗi lần dùng bắt buộc cách nhau từ 4-6 giờ/lần, chỉ dùng khi cần thiết.
Ibuprofen dạng gói bột hoặc phổ biến là dạng siro. Loại này không nên lạm dụng, đặc biệt trẻ có nghi ngờ xuất huyết. Chỉ dùng sau khi cho bé đi khám và loại trừ các yếu tố nguy cơ.
Siro ho thảo dược: giúp làm dịu họng, loãng đờm dịch vùng họng, sát khuẩn hầu họng, giảm ho.
Nước muối sinh lý
Thuốc trị hăm/ Kem dưỡng ẩm.
Bông băng, cồn gạc…
Men vi sinh: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé, giúp tăng hấp thu chất dinh dưỡng và tăng đề kháng.
Vitamin tổng hợp: Bổ sung vitamin tổng hợp không chứa khoáng chất để đề phòng thiếu hụt vi chất trong liều khuyến cáo là có lợi.
Các thuốc hô hấp: Nếu trẻ có tình trạng co thắt, thở rít, hen. Cha mẹ nên đề nghị bác sĩ kê dự phòng khi bé có bệnh lý phế quản lặp lại.
Máy khí dung: Dùng cho những bé có bệnh lý phế quản lặp lại.
Bình luận (0)