Đầu tháng 6.2017, đường Nguyễn Thị Diệu, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Ngô Thời Nhiệm… (Q.3, TP.HCM) xuất hiện nhiều vết cắt. Ngay sau đó, đường bị đào theo vết cắt. Đào xong, đơn vị san lấp đã tạo nên những “con rắn” khổng lồ, kéo dài trên các tuyến đường này.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi cắt đường, có đoạn đơn vị thi công đào và san lấp lại, có đoạn họ bỏ, không đào và vết cắt vẫn còn đó, ngày này qua ngày khác.
tin liên quan
TP.HCM công bố tên 492 tuyến đường bị cấm đào lên năm 2017Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa công bố danh sách 492 đoạn, tuyến đường cấm đào trên địa bàn TP trong năm 2017.
Một con đường bằng phẳng từ vỉa hè đến lòng đường sẽ khiến việc lưu thông dễ dàng, liền mạch. Ngược lại, những tuyến đường có nhiều rãnh, lồi lõm, ổ gà, ổ voi… sẽ dễ gây nên kẹt xe.
Người đi đường, nhất là người đi xe máy, bao giờ cũng muốn chạy trên mặt đường bằng phẳng, chạy vào đường vừa san lấp gồ ghề rất dễ té ngã. Đó là nguyên nhân khiến các tuyến đường từng bị đào xới ngày càng trở nên kẹt xe nghiêm trọng.
tin liên quan
Vụ cháu bé chết vì nắp cống đè ở TP.HCM: 'Tôi cố nhưng không cứu kịp'Ngày 25.6, hàng chục người sống tại hẻm TTH 21 (KP.3, P.Tân Thới Hiệp, Q.12, TP.HCM) vẫn chưa hết bàng hoàng và tiếc thương về việc một em nhỏ tại địa phương bị nắp cống thoát nước tại khu vực đè tử vong.
Thiết nghĩ, đơn vị quản lý cầu đường cần nghiêm khắc hơn đối với các đơn vị đào đường. Nếu việc tái lập mặt đường sau khi đào không đúng như hiện trạng ban đầu thì không nghiệm thu.
Người dân vốn dĩ đã đóng phí vào xăng dầu để được quyền đi lại trên những con đường đạt chuẩn, an toàn. Do đó, đừng vì lợi ích của một vài đơn vị đào đường mà ảnh hưởng đến hàng triệu người dân lưu thông mỗi ngày trên thành phố.
Bình luận (0)