Các bạn cần biết, khi máu chảy liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn tới thiếu máu. Cơ thể khi mất quá nhiều máu sẽ gây suy nhược, xanh xao, khó thở và chóng mặt. Nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng. Theo đó, các bạn cần trang bị cho mình cách chăm sóc vết thương khi bị đứt tay chảy máu nhiều ngay dưới đây.
Đứt tay chảy máu nhiều, phải làm sao?
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết đứt tay chảy máu mà có thể sơ cứu ngay tại chỗ hay đưa đến bệnh viện. Nhưng vẫn nên trang bị cho mình cách cầm máu ngay tại nhà. Bởi dù có đến bệnh viện hay xử lý tại nhà cũng không được để tình trạng mất máu quá nhiều. Với vết thương đứt tay chảy máu nhiều nhưng ở mức độ nhẹ thì có thể tự sơ cứu tại nhà. Và điều quan trọng là cầm máu nhanh và đúng cách để đảm bảo sự an toàn. Cầm máu tại nhà cần tuân thủ đầy đủ các bước dưới đây:
- Hãy dùng ngón tay cái đè mạnh trực tiếp lên miệng vết thương thông qua miếng vải sạch cho đến khi máu hết chảy. Trường hợp, bạn không có sẵn miếng vải sạch thì dùng ngón tay đè lên cho tới khi có băng y tế hay gạc y tế thay thế. Chú ý, các bạn cần đảm bảo tay được rửa sạch trước khi ấn lên vết thương đang cầm máu.
- Nhớ nâng tay bị thương cao hơn tim để máu chảy chậm lại.
- Không quên lau rửa sạch các vùng quanh miệng vết thương trước khi ấn vào cầm máu để hạn chế nhiễm trùng trong lúc đè giữ lớp vải. Cũng không nên mở vết thương lên xem trong quá trình đang cầm máu vì có thể khiến vết thương chảy máu trở lại.
- Nếu máu chảy quá nhiều làm khăn hay miếng vải đè lên thấm ướt máu thì đừng lấy ra mà đè thêm miếng vải sạch khác lên và tiếp tục lực đè lên trên đó.
- Sau khoảng thời gian 10 phút mà vẫn không cầm được máu thì nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được can thiệp kịp thời. Tránh tình trạng mất máu quá nhiều có gây choáng và ngất.
Xử lý và chăm sóc vết thương đúng cách ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi cầm máu
Làn da có nhiều vết thương hở rất dễ bị tác nhân như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… xâm nhập và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Vậy nên, việc ngăn ngừa nhiễm trùng sau khi cầm máu vết thương bị đứt tay vô cùng quan trọng. Xử lý đúng cách vết thương chảy đứt tay sau khi cầm máu còn thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn và hạn chế hình thành sẹo xấu với diễn biến phức tạp.
Vệ sinh vết thương
Với vết thương đứt tay nhỏ và nông thì dùng nước muối sinh lý rửa sạch vết thương. Có thể dùng xà bông làm sạch vùng da xung quanh nhưng không được dính vào vết thương hở vì rất dễ gây nên tình trạng kích ứng.
Còn vết đứt tay lớn, sâu và nằm ở vị trí cần vận động nhiều hay dễ bị nhiễm bẩn. Lúc này, các bạn cần lấy hết dị vật hay mảnh vụn ở trong vết thương nếu có. Chú ý, dụng cụ lấy dị vật cần được khử trùng trước đó. Tiếp tục, lấy nước muối sinh lý để rửa vết thương đứt tay chảy nhiều máu. Sử dụng dung dịch sát khuẩn xịt trực tiếp vào vết thương đã được làm sạch.
Nếu vết thương đứt tay sâu và vật sắc nhọn còn cắm sâu trên đó thì không được tự ý rút ra. Hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý đúng cách và kịp thời.
Băng bó vết thương đứt tay chảy nhiều máu
Với vết thương nhỏ thì việc băng bó không cần thiết. Bởi chúng có thể làm cản trở tuần hoàn máu và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi khiến thời gian lành thương kéo dài hơn. Các bạn có thể để vết thương đứt tay thông thoáng và lành tự nhiên.
Còn với vết thương đứt tay lớn thì điều kiện tiên quyết để vết thương mau lành là đảm bảo vệ sinh. Nên băng bó vết thương để tránh bụi bẩn hay vi khuẩn có thể xâm nhập khiến tình trạng vết thương ngày càng nghiêm trọng. Hãy dùng băng hay gạch sạch nhẹ nhàng che phủ lên vết thương và cố định lại bằng băng dính y tế. Nhớ thay băng đều đặn 1 lần/ 1 ngày hay khi băng ướt, bị bẩn.
Chú ý, vết đứt tay quá sâu hay có nguy cơ bị nhiễm bẩn thì nên đi tiêm phòng uốn ván để ngăn ngừa biến chứng nghiệm trong có thể xảy ra.
Nên dùng các sản phẩm xịt hỗ trợ quá trình lành vết thương hở diễn ra nhanh hơn, ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế sẹo xấu. Và xịt lành thương và giảm sẹo HemaCut Spray đang là sự lựa chọn hàng đầu nhiều người sử dụng tại nhà.
Đây là công trình nghiên cứu dựa trên ứng dụng của Silicone Y tế hóa lỏng kết hợp với công nghệ Striss Polymer của Viện Hàn lâm Khoa học Cộng Hòa Séc. HemaCut Spray tạo một lớp màng bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn suốt 24h ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng.
Đặc biệt, HemaCut Spray tạo màng lưới thoáng khí cho phép oxy và độ ẩm nuôi mô, kiến tạo môi trường lý tưởng thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn chỉ sau từ 8-10 ngày. Sản phẩm còn kết hợp công nghệ RAS độc quyền hỗ trợ giảm đau, giảm rát và làm dịu. giảm sưng đỏ tại vết thương hở tức thì.
Xịt lành thương HemaCut Spray hoàn toàn phù hợp cho các vết thương phẫu thuật, bỏng cấp I&II, loét, trầy xước... Thiết kế vòi xịt tiện dụng, không chạm và tối thiểu tác động đến vết thương và giống như băng gạc sinh học ngay sau khi xịt lên vết thương hở.
Xem thêm các nghiên cứu lâm sàng chi tiết tại đây: https://hemacut.vn/nghien-cuu-lam-sang/
Đứt tay chảy máu, khi nào cần gặp bác sĩ?
Các trường hợp đứt tay chảy máu nhiều từ vết thương nhỏ hay chấn thương nhẹ thì sẽ ngưng chảy máu nếu được xử lý đúng cách. Nhưng với vết đứt tay sâu, chảy máu nhiều và không thể cầm máu được dẫn tới mất máu nhanh chóng. Điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng và cần phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay nếu:
- Máu chảy không ngừng tại vết đứt tay dù cho bạn đã áp dụng các cách cầm máu khác nhau.
- Máu chảy quá nhiều có thể làm ướt cả quần áo và thấm lên ướt băng gạc.
- Người bị đứt tay chảy máu nhiều tới mức choáng váng, ngất xỉu và bất tỉnh ngay sau đó.
Chú ý, một số trường hợp máu đã ngưng chảy nhưng bệnh nhân gặp phải một số biểu hiện dưới đây cũng cần đến gặp bác sĩ ngay:
- Vết thương đứt tay có diện tích lớn cần phải được khâu lại.
- Một số bụi bẩn, dị vật còn dính trên vết đứt tay và không thể loại bỏ.
- Vết đứt tay sau khi đã cầm máu nhưng lại có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Người bị đứt tay với tình trạng nghiêm trọng và chưa tiêm phòng uốn ván trong thời gian 5 năm.
Làm thế nào để ngăn ngừa sẹo xấu sau vết thương đứt tay chảy nhiều máu?
Sau khi lành thương do đứt tay chảy máu nhiều đều có nguy cơ để lại sẹo xấu. Vậy có cách nào để ngăn ngừa sẹo hình thành sau đứt tay chảy nhiều máu?
Gel Rejuvaskin Rejuvasil với công thức 97% Silicone Y tế cao cấp như một lớp sừng của làn da và giúp kiểm soát quá trình phục hồi bên trong da một cách ổn định, kiểm soát tăng sinh collagen quá mức ngăn hình thành sẹo lồi hiệu quả. Còn thành phần Vitamin C, Squalane và tinh dầu Emu bổ sung hoạt chất thiết yếu kiến tạo sức khỏe cho tế bào da trở lại như ban đầu. Đặc biệt, mỗi thành phần đều mang khả năng chống oxy hóa tuyệt vời, duy trì độ trẻ trung của tế bào da; đồng thời bổ sung độ ẩm tuyệt vời giúp làn da mềm mại và phục hồi nhanh hơn.
Cam kết hàng chính hãng cùng ưu đãi tới hấp dẫn tại đây: https://scarheal.com.vn/scarheal/Gel-tri-seo-scar-rejuvasil-10ml.html
Bí quyết hiệu quả ngừa sẹo lồi chính là kết hợp với miếng dán ép sẹo Scar Fx với Silicone y tế. Sản phẩm giúp ức chế quá trình tăng sinh sẹo lồi, sẹo phì đại, hỗ trợ tránh nhiễm khuẩn, sưng viêm. Gel Rejuvasil và Scar Fx đều đến từ thương hiệu trị sẹo tại Mỹ Rejuvaskin tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn FDA - Hoa Kỳ đảm bảo an toàn với mọi làn da, không gây kích ứng.
Bị đứt tay kiêng ăn gì và nên ăn gì để hạn chế sẹo xấu?
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng sau khi lành thương bị đứt tay cũng ảnh hưởng tới quá trình hình thành sẹo. Vậy để hạn chế hình thành sẹo xấu và hỗ trợ vết thương nhanh lành thì nên bổ sung gì và hạn chế thực phẩm nào.
Bị đứt tay kiêng ăn gì?
Đứt tay là hình thành vết thương hở nên theo các chuyên gia dinh dưỡng cần kiêng một số thực phẩm dưới đây để hạn chế hình thành sẹo xấu.
- Rau muống: Có đặc tính thúc đẩy tái tạo tế bào da quá mức nên dễ hình thành sẹo lồi. Do đó, trong quá trình lành thương không nên ăn rau muống.
- Lòng trắng trứng: Cũng có đặc tính thúc đẩy quá trình làm tăng sự sinh trưởng mô sợi collagen dẫn tới hình thành sẹo lồi.
- Thịt gà: Không chỉ tác động đến các tế bào da mới mà còn hạn chế khả năng làm liền sẹo của vết thương hở.
- Thịt bò: Có thể khiến vết thương bị sậm màu hơn.
- Đồ nếp: Nếu bị đứt tay mà còn ăn đồ nếp dễ gây mưng mủ và viêm nhiễm cho vết thương.
- Hải sản, đồ tanh: Dễ gặp phải tình trạng da ngứa ngáy và sưng tấy vết thương.
Nên bổ sung thực phẩm gì khi bị đứt tay?
Bị đứt tay phải kiêng quá nhiều thực phẩm, vậy ăn gì mới tốt cho vết thương? Hãy bổ sung ngay cho cơ thể một số thực phẩm dưới đây không chỉ tốt cho sức khỏe, hỗ trợ lành thương nhanh mà còn hạn chế tối đa sự hình thành sẹo xấu.
- Nếu không may bị đứt tay nên ăn những loại rau củ như rau ngót, rau má, chùm ngây, hành tây, diếp cá… Bởi đây là những thực phẩm lành tính, có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tốt giúp làm lành thương nhanh, đồng thời hạn chế sẹo.
- Bổ sung thêm đạm cho cơ thể nên ăn thịt heo nạc kho với nghệ tươi. Đây là món ăn không chỉ giúp hồi phục vết thương hở nhanh chóng mà còn làm giảm suy nhược, kháng viêm.
- Ăn nhiều trái cây để giúp bổ sung vitamin và tăng cường sức đề kháng cho vết thương hở.
Mong rằng với những thông tin ở trên, các bạn đã biết phải làm gì khi bị đứt tay chảy máu nhiều rồi đúng không nào. Nhớ thực hiện theo đúng hướng dẫn để vết thương mau lành và hạn chế tối đa sẹo xấu diễn biến phức tạp nhé. Chú ý khi sử dụng dao hay các vật sắc nhọn khác để hạn chế tối đa tổn thương có thể xảy ra.
Bình luận