Tại một số tuyến đường trung tâm thành phố như Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Lê Lợi, Đồng Khởi... gần đây bỗng có nhiều mặt bằng treo bảng cho thuê khiến nhiều người ngỡ ngàng. Thậm chí có những mặt bằng ở vị trí đắc địa như ngay ngã 4, mặt bằng rộng... trước đây luôn được săn đón và dù có tiền cũng khó thuê được thì nay cũng chịu cảnh đóng cửa, sang nhượng.
Khách sạn hạng sang rao bán hàng loạt, người dân xót xa "mong du lịch hồi phục"
Nhưng vẫn chưa hết, nếu tiếp tục đi trên tuyến đường Lý Tự Trọng, bất kỳ ai cũng chứng kiến hàng loạt ngôi nhà luôn mở cửa trước đây nay bỗng nhiên im lìm khiến cả con đường trở nên thưa vắng.
Chủ khách sạn TP.HCM cắn răng bù lỗ, khắp nơi treo bảng sang nhượng vì "hụt hơi"
Con đường Lê Lợi kế bên chợ Bến Thành từ cuối tháng 4 năm trước đã được thông thoáng trở lại khi các lô cốt của tuyến metro chính thức được dỡ bỏ và giá mặt bằng cho thuê tăng vọt. Thế nhưng đến nay rất nhiều ngôi nhà vẫn vắng khách.
Tương tự trên đường Đồng Khởi - vốn được xem là con đường "đắt giá" nhất TP.HCM, có những ngôi nhà treo bảng cho thuê gần 2 năm qua vẫn chưa có khách.
Theo lý giải chung, sức mua ở hầu hết ngành hàng đều đang ở mức thấp. Trong khi đó chi phí thuê mặt bằng các khu vực trung tâm thành phố khá đắt đỏ khiến nhiều đơn vị không thể gánh nổi.
Số liệu từ công ty Knight Frank Việt Nam, thành phố sẽ có thêm 333.387m2 diện tích văn phòng hạng A và B trên toàn thành phố trong vòng 2 năm tới, khiến tổng nguồn cung tăng khoảng 23%. Những dự án đầu tiên dự kiến sẽ khánh thành và đi vào hoạt động từ quý 2/2023. Điều đó sẽ khiến giá chào thuê mặt bằng văn phòng hạng A giảm khoảng 2 USD trên mỗi m2/tháng. Dữ liệu cũng cho thấy, giá thuê trung bình văn phòng hạng A khu vực trung tâm trong quý 4/2022 là 57,73 USD/m2/tháng với tỷ lệ trống 5% nhưng Knight Frank Việt Nam dự báo đến cuối năm 2024 mức giá này sẽ giảm còn 55,50 USD/m2/tháng, tỷ lệ trống cũng tăng lên đáng kể ở mức 20%...
Tổng cục Thống kê cho biết, 2 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 24,9% so với hai tháng đầu năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Mặc dù vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 77,7% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay.
Bình luận (0)