Tuy nhiên, thật đáng buồn em bé này chỉ sống được trong bốn giờ.
Giới tính của em bé vẫn chưa được xác định rõ vì khung xương chậu chưa phát triển và hai chân dính liền nhau, có hình dạng như cái đuôi cá.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Chittaranjan Deva Sadan, em bé này bị một hội chứng hiếm gặp gọi là “hội chứng người cá” (sirenomelia).
Mẹ em bé Muskura Bibi nói với Daily Mail bà không có tiền để đi siêu âm trong suốt thai kỳ, vì vậy không thể phát hiện được thai nhi phát triển không bình thường.
Bác sĩ chuyên khoa nhi Sudip Saha của bệnh viện cho biết: “Họ không có đủ tiền để bổ sung đầy đủ thuốc và dưỡng chất khác cho thai nhi. Thai nhi thiếu dưỡng chất và tuần hoàn máu kém. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bất thường của thai nhi”.
Em bé “người cá” này là em bé đầu tiên ở Kolkata và là trường hợp thứ hai ở Ấn Độ. Phía trên của em bé thì bình thường, nhưng phía dưới thì dính vào nhau, tạo thành như cái đuôi của cá.
Vào năm 2016, một phụ nữ ở Uttar Pradeash (Ấn Độ) cũng đã sinh ra em bé “người cá” đầu tiên ở Ấn Độ và cũng chỉ sống được trong 10 phút.
Nhà sử học y khoa Lindsey Fitzharris của Đại học Oxford nói với Daily Mail hội chứng này xảy ra khi cuống rốn không hình thành đầy đủ hai động mạch dẫn đến máu không được cung cấp đủ đến phôi thai.
Những em bé sinh ra mắc hội chứng này thật sự không sống được lâu. Hầu hết các bé này sống nhiều nhất là được vài ngày sau khi sinh vì suy thận và bàng quang. Chỉ có một vài trường hợp sống và được phẫu thuật tách rời hai chân, nhà sử học Fitzharris chi biết thêm.
Theo Tổ chức các bệnh và hội chứng hiếm (ở Mỹ), trong 60.000 đến 100.000 trẻ sinh ra, có một trẻ bị Sirenomelia - hội chứng người cá. Hội chứng này có thể gây ra các biến chứng ở dạ dày và ruột và thiếu thận hoặc thận chậm phát triển. Hiện này, các nhà khoa học vẫn chưa biết được nguyên nhân do đâu gây nên hội chứng này.
Bình luận