Báo cáo cho biết tính năng Safety Check đã được kích hoạt cảnh báo vào khoảng 21 giờ hôm 27.12 (theo giờ địa phương). Cảnh báo được trích dẫn trên Safety Check cho biết có vụ nổ bom ở Bangkok sau khi tiếp nhận ‘tiếp nhận các nguồn phương tiện truyền thông’ mà không nêu rõ địa điểm cụ thể.
Tuy nhiên, The Verge cho biết nguồn tin đăng tải chỉ là một tin tức giả mạo khi nó liên kết đến vụ nổ xảy ra ở ngôi đền Erawan… từ năm 2015. Xem xét kỹ hơn đối với liên kết mà Facebook thu thập được trích dẫn dưới phần Safety Check cho thấy nguồn tin xuất phát từ trang Bangkok Informer.
Và trong thực tế, nguồn tin từ chính phủ và các cơ quan tin tức độc lập đã xác nhận trên Twitter rằng không có vụ nổ bom nào ở Bangkok xảy ra vào đêm 27.12.
Sai sót với Safety Check tiếp tục dấy lên những lo ngại về tin tức giả mạo trên Facebook kể từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hôm 8.11. Trong trả lời mới đây, CEO Mark Zuckerberg cho rằng Facebook không phải là công ty truyền thông truyền thống vì công ty không kiểm soát các tài liệu mà người sử dụng chia sẻ, vì vậy họ không chịu trách nhiệm trước các tin tức sai sự thật.
Dù thế nào đi chăng nữa thì sự cố Safety Check sẽ khiến Facebook tiếp tục thay đổi các thuật ngữ để công cụ này có thể nhận biết được các tin tức giả mạo, tránh lặp lại trường hợp tương tự.
Bình luận (0)