Theo Engadget, các bản nhạc được hát lại (cover) hay trích đoạn được cắt ra trong phim (footage) sẽ là những mục tiêu loại bỏ hàng đầu trong hệ thống mới của Facebook. Hệ thống này có cách thức hoạt động tương tự như Content ID của YouTube, tính năng tự động phát hiện và loại bỏ các nội dung vi phạm bản quyền.
Các nhà sản xuất âm nhạc tại Mỹ hiện rất lo ngại về vấn nạn vi phạm bản quyền trên Facebook. Trong một cuộc tìm kiếm nhỏ, họ tìm thấy khoảng 887 clip trên Facebook có sử dụng 33 bài hát đứng đầu bảng xếp hạng billboard, với tổng lượt xem đến 619 triệu.
Tuy nhiên do chính sách bảo mật của Facebook, con số này chỉ là tương đối và chưa thể đánh giá hết được quy mô vi phạm.
Bên cạnh phát triển hệ thống nhận dạng bản quyền mới, Facebook hiện cũng đang đàm phán với các hãng thu âm để bắt đầu cấp phép nội dung và trả tiền bản quyền.
YouTube đã thông báo trả 2 tỉ USD cho các chủ sở hữu tác quyền thông qua hệ thống Content ID kể từ năm 2007, và 1 tỉ USD chỉ riêng năm 2016. Trong khi đó, Facebook hiện có 1,79 tỉ người dùng mỗi tháng trên toàn cầu, vượt xa YouTube nên chắc chắn quy mô vi phạm và số tiền phải trả sẽ rất lớn.
Trước đó, CEO Mark Zuckerberg đã bắt đầu suy nghĩ đến những phương án nhằm giảm thiểu số lượng tin tức giả mạo đăng tải trên Facebook, trong đó ông đề cập đến việc phối hợp với các dịch vụ xác minh thông tin bên thứ ba.
Facebook cũng có thể nghĩ đến phương án dán nhãn hoặc ẩn những tin tức giả mạo dựa trên một số loại thuật toán hoặc đánh giá chất lượng. Tuy nhiên, mạng xã hội này cũng thừa nhận việc làm trên cần phải tốn rất nhiều thời gian để thực hiện.
Facebook cũng có thể nghĩ đến phương án dán nhãn hoặc ẩn những tin tức giả mạo dựa trên một số loại thuật toán hoặc đánh giá chất lượng. Tuy nhiên, mạng xã hội này cũng thừa nhận việc làm trên cần phải tốn rất nhiều thời gian để thực hiện.
Bình luận (0)