(iHay) Khoảng 1.000 chiếc xe đã bị phá hủy hoàn toàn trong suốt quá trình quay Fast & Furious để tránh việc những chiếc xe này được phục chế.
>> Fast & Furious 8 rục rịch khởi động, em trai Paul Walker lại được mời
>> Điểm lại hành trình 15 năm qua 7 phần Fast & Furious
|
Theo Wall Street Journal, để tránh những rắc rối pháp lý liên quan, các nhà làm phim thường phá hủy hoàn toàn những xe hư hại nhiều trong quá trình quay. Họ sợ rằng fan hâm mộ hoặc người thích sưu tập sẽ ‘rình’ theo dấu vết xe từng sử dụng trong phim hành động, tìm mua chúng, sau đó sửa chữa và vận hành. Việc làm không bảo đảm an toàn này có thể khiến họ tự gây thương tích, biến chủ sở hữu hợp pháp - tức đoàn làm phim - thành đối tượng không mong muốn của luật pháp.
Chính vì thế, ngay sau có các cảnh quay va chạm, rượt đuổi, nổ tung… ưng ý, xe sẽ được phá hủy hoàn toàn, nghiền nát thành những miếng kim loại. Để thực hiện nhiệm vụ này, các đoàn phim hường nhờ đến bãi phế liệu.
Khoảng 1.000 chiếc xe đã bị phá hủy hoàn toàn trong suốt quá trình quay loạt phim Fast & Furious. Điều phối viên phụ trách hình ảnh Dennis McCarthy của Fast & Furious chia sẻ với Washington Post rằng tổng cộng trong Fast & Furious 7, Universal đã phá 230 chiếc. Riêng trong đoạn rượt đuổi trên đường cao tốc khu vực Colorado, 40 xe đã bị loại ra khỏi cuộc chơi sau khi có những thước phim mãn nhãn khán giả.
|
Năm 2013, đội ngũ thực hiện Fast & Furious 6 cũng phải phá lượng xe rất lớn. Cứ tối đến, 25 xe được mang ra bãi phế liệu và buổi sáng 25 xe mới được bổ sung trong quá trình quay ở Tây Ban Nha.
Chỉ tính riêng trong phần Fast & Furious 5, 260 chiếc xe đã bị phá hủy. Đến Fast & Furious 6 có khoảng 400 xe được dùng làm đạo cụ nhưng hầu như không chiếc nào còn được gọi là ‘xe’ khi phim hoàn thành.
Mới đây, clip hậu trường cho thấy hầu hết các cảnh nguy hiểm, gay cấn của Furious 7 đều được thực hiện một cách chân thật. Điều này có thể lý giải tại sao số xe cần dùng lại lớn đến thế. Không chỉ riêng Fast & Furious 7, các phim đụng đến xe cộ và hành động ở Hollywood đều mạnh tay trong việc sắm xe và phá xe trước khi bộ phim đóng máy.
Bộ phim bom tấn Transformers 3 (2011) hiện đứng đầu bảng về số lượng xe ‘hi sinh’, phục vụ khán giả. Đạo diễn Michael Bay phải hủy hoại đến 532 chiếc xe để hoàn thành siêu phẩm này.
|
Còn đằng sau sự thành công của Matrix Reloaded (2003) là 300 chiếc xe trở thành phế liệu ở bãi rác.
|
Có lẽ rất ít người biết phim The Junkman (1982). Tuy nhiên, trong một lần trả lời phỏng vấn, đạo diễn H.B Halicki tiết lộ ông từng biến 150 chiếc xe ngon lành thành rác để làm Junkman.
|
Phần 5 cũng là phần tệ nhất loạt phim Die Hard: A Good Day To Die Hard (2013) vừa không làm khán giả thỏa mãn, vừa hi sinh lượng xe khổng lồ: 132 phương tiện bị nghiền nát, 518 xe khác thì hư hại nặng. Đoàn làm phim tiêu tốn 7,2 triệu USD chỉ cho chi phí xe cộ.
|
G.I. Joe: The Rise of Cobra (2009) từng một thời nắm giữ kỷ lục phá xe nhiều nhất thời điểm đó, hơn cả Blues Brothers 2000. Thổi bay 112 xe, chi tiền mua 60 chiếc xe cảnh sát với chi phí 400 USD/chiếc quả là ‘không phải dạng vừa’.
|
Suốt một thời gian dài, Blues Brothers năm 1980 là phim phá xe nhiều nhất với 103 chiếc cho đến khi chính nó phiên bản 2000 tự phá kỷ lục với 104 chiếc.
|
Cũng là Gone In 60 Seconds nhưng ê-kip phiên bản 1974 rõ ràng vung tay rộng rãi hơn tác phẩm được làm lại sau này dù chỉ được đầu tư 150.000 USD. H.B Halicki khi đó vừa làm sản xuất, diễn viên và đạo diễn phim đã xài hao khoảng 93 xe và tạo nên một trong những phim có nhiều cảnh đua xe đẹp nhất, thu về 40 triệu USD.
|
Trong danh sách những phim ‘dũng sĩ diệt xe’ không thể không kể đến Bullitt và Ronin (1998), mỗi phim cũng tiêu tốn khoảng 80 chiếc.
Tạ Ban
>> Fast & Furious 8 rục rịch khởi động, em trai Paul Walker lại được mời
>> Điểm lại hành trình 15 năm qua 7 phần Fast & Furious
>> Fast & Furious 7: Xuất hiện mỹ nhân từng là võ sĩ Judo
>> Khánh My bức xúc khi bị đồn mướn siêu xe đi xem Fast & Furious 7
>> Andrea diện quần siêu ngắn đi xem bom tấn Fast & Furious 7
Bình luận (0)