Theo đó, FIFA khẳng định đây là bàn thắng hoàn toàn hợp lệ qua đoạn video công bố với góc nhìn từ bên trên cho thấy một phần quả bóng vẫn còn nằm trong sân, và do đó bóng vẫn ở trong cuộc với diễn biến tiếp theo thành bàn là đúng luật.
Hình ảnh từ đoạn video do FIFA công bố để chứng minh bàn thắng thứ 2 của tuyển Nhật Bản là hợp lệ |
FIFA |
Những hình ảnh trong đoạn video FIFA công bố được tích hợp từ VAR nơi các trọng tài xem tình huống để quyết định đó là bàn thắng hợp lệ.
Cuối đoạn video được đăng trên tài khoản chính thức mạng xã hội Twitter, FIFA cũng viết một giải thích ngắn: “Bàn thắng thứ 2 của tuyển Nhật Bản nâng tỷ số lên 2-1 trong trận gặp Tây Ban Nha được kiểm tra bởi VAR để xác định xem bóng có ra ngoài cuộc chơi hay không”.
Vì sao bàn thắng của đội tuyển Nhật Bản được công nhận? |
“Các trọng tài VAR đã sử dụng công nghệ goal line từ hình ảnh camera ghi hình có độ nét cao để kiểm tra xem bóng có còn nằm một phần trên vạch vôi hay không”, Liên đoàn bóng đá thế giới nhấn mạnh tới yếu tố quyết định đang gây tranh cãi.
FIFA cũng làm rõ lời giải thích của mình bằng đoạn video tái hiện lại diễn biến từ đầu tình huống với một số pha cận cảnh, và cho thấy không phải tất cả bóng đều đi qua vạch vôi.
Như vậy, bằng đoạn video này FIFA cũng chấm dứt sự tranh cãi đang nổ ra, nhất từ là báo chí Đức như tờ Bild tố cáo đây là “bàn thắng ma” tương tự như bàn thắng tranh cãi thế kỷ trong trận chung kết World Cup 1966 giữa tuyển Anh và Đức trên sân Wembley do danh thủ Geoff Hurst ghi qua vạch vôi hay chưa đến giờ vẫn chưa rõ.
Tuy nhiên, FIFA bằng các công nghệ đã khẳng định tình huống do Mitoma tạt vào cho Tanaka ghi bàn là hợp lệ, và tuyển Nhật Bản hạ Tây Ban Nha 2-1 một cách xứng đáng để chiếm ngôi đầu bảng E vào vòng 1/8 gặp Croatia. Trong khi Tây Ban Nha (nhì bảng) gặp Ma Rốc, còn tuyển Đức có kỳ World Cup thứ 2 liên tiếp bị loại ngay vòng bảng.
Bình luận (0)