Fintech góp phần giải bài toán chi tiêu trong ‘bình thường mới’

22/10/2021 08:00 GMT+7

Dịch bệnh kéo dài khiến thu nhập của nhiều lao động ảnh hưởng, bài toán tài chính trở thành vấn đề lớn với nhiều người. Có tới 67% người Việt cảm thấy căng thẳng về tình hình tài chính, theo báo cáo Forrester Consulting mới công bố đầu tháng 9.2021.

Thấu hiểu nỗi lo lắng đó, thời gian qua, hàng loạt ngân hàng, công ty tài chính, đặc biệt fintech ra mắt các sản phẩm giải quyết và đón đầu nhu cầu tài chính tiêu dùng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn “bình thường mới”.

Những ngày giãn cách xã hội đầu tháng 7 tại TP.HCM, anh Phạm Tuấn Tú (28 tuổi) đã phải tạm dừng công việc tại một phòng khám tư nhân ở quận Bình Tân. Sau hơn 1 tháng, khi khoản tiền tiết kiệm cạn dần, anh Tú bắt đầu cảm thấy chật vật.

“5 triệu đồng không phải là số tiền quá lớn nhưng đủ để mình xoay xở trong lúc chờ đợi công việc trở lại bình thường và vẫn nằm trong khả năng chi trả của mình”, anh chia sẻ khi đăng ký Ví Trả Sau trên ứng dụng MoMo và được duyệt hạn mức. Trước kia, anh Tú thường xuyên dùng Ví MoMo để nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn và mua sắm cho sinh hoạt hằng ngày.

Với nhiều người, Ví Trả Sau mang đến lợi ích thiết thực trong những lúc cấp bách nhất

Ảnh: MoMo

Hàng triệu lao động đã phải mất hoặc tạm ngừng việc như anh Tú. Đặc biệt với lao động ở tỉnh, chi phí thuê nhà, phí sinh hoạt hằng ngày trở thành nỗi lo thường trực khi các khoản tiết kiệm cạn dần mà công việc chưa thể trở lại bình thường.

Nghiên cứu mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới chỉ ra phần lớn người trả lời đặt lo lắng về khủng hoảng về tài chính cá nhân lên trên các vấn đề sức khỏe.

Một khảo sát hành vi tài chính trước và sau dịch của Học viện Ngân hàng thực hiện hồi tháng 3 năm nay cũng chỉ ra rằng các khoản vay tiêu dùng có xu hướng gia tăng khi có 1/5 số người được hỏi cho biết họ đã tăng các khoản vay tiêu dùng để xoay xở trong giai đoạn thu nhập bị giảm vì dịch.

Trước tình hình đó, đầu tháng 7.2021, MoMo cùng TPBank đã ra mắt sản phẩm Ví Trả Sau, giúp giải quyết nỗi lo lắng về tài chính của phần lớn người tiêu dùng, đặc biệt người lao động có thu nhập trung bình, thấp. Đồng thời đây cũng là dịch vụ tài chính hiện đại, phù hợp với giới trẻ yêu công nghệ và quan tâm đến tài chính cá nhân.

Ông Nguyễn Bá Diệp (đồng sáng lập, Phó chủ tịch Ví MoMo) cho biết đây là một trong những nỗ lực bình dân hóa các dịch vụ tài chính mà MoMo hướng tới trong sứ mệnh dùng công nghệ giúp người dân tiếp cận dịch vụ tài chính đơn giản, dễ dàng với chi phí vừa phải. “Chỉ sau vài tháng ra mắt, sản phẩm đã nhận phản ứng khá tích cực từ người dùng”, ông Diệp nói thêm. Ví Trả Sau tập trung vào khoản chi tiêu thường nhật gắn với các tiện ích có trên MoMo như thanh toán hóa đơn điện, nước, mua sắm, giải trí trực tuyến, mua bảo hiểm,... Các khoản “Dùng trước” của tháng này có thể được “Trả sau” vào tháng kế tiếp mà không mất phí nếu thanh toán đúng hạn. MoMo cũng miễn phí dịch vụ cho người dùng đến hết năm nay.

Ví Trả Sau là sản phẩm tài chính dẫn dắt xu hướng “Mua trước, trả tiền sau” đang phát triển mạnh Việt Nam trong thời gian gần đây. Thay vì phải phụ thuộc vào hợp đồng lao động, sao kê bảng lương, người dùng có thể được cấp hạn mức từ 1 - 5 triệu đồng mà không cần chứng minh thu nhập hay yêu cầu có mức lương tối thiểu.

Các hạn mức được cung cấp bởi TPBank và được xét duyệt ngay trên Ví MoMo chỉ sau vài thao tác chạm. Không thủ tục phiền hà, không chứng minh thu nhập là những đặc điểm giúp mọi người dùng có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ tài chính hiện đại và mới mẻ này.

“Đón đầu nhu cầu với tâm lý “mua sắm bù” của người tiêu dùng khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi, việc “mua sắm không cần tiền” với Ví trả sau trên MoMo sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phục hồi thông qua kích thích tiêu dùng, mua sắm,...”, đại diện MoMo nói thêm.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.