* Cư dân mạng xôn xao vụ Flappy Bird sẽ bị ‘xóa sổ’
(iHay) Vụ game Flappy Bird đình đám có nguy cơ ‘chết yểu’ một lần nữa cho thấy việc nhìn nhận một sự việc bằng cái nhìn tiêu cực, thiếu thiện chí, quá khắt khe trong việc công nhận khả năng hay thành công của người khác, ‘thói’ phải dìm trước cho ‘không ngóc đầu lên nổi’… dường như là căn bệnh kinh niên của không ít cư dân mạng Việt.
>> Cha đẻ' Flappy Bird đã gỡ ứng dụng khỏi App Store và Google Play
|
Vụ Flappy Bird trở thành “sự kiện hot” trong cộng đồng mạng di động, được giới truyền thông cả thế giới quan tâm cùng những thông tin về lợi nhuận khổng lồ mà tác giả có thể thu được dường như làm cư dân mạng Việt 'quay cuồng'.
|
Trong ‘chảo lửa’ bới móc của cư dân mạng Việt, thông tin Flappy Bird bị gỡ xuống như một gáo nước lạnh tạt vào những người yêu mến công nghệ và ủng hộ tài năng của nước nhà.
Bên cạnh việc choáng váng trước một trò chơi mới hôm qua còn là niềm tự hào của người Việt Nam giờ đây đã đứng trước nguy cơ “chết yểu”, nhiều cư dân mạng đã nhận ra một trong những nguyên nhân dẫn đến vụ việc đó chính là thói ‘gato’ của người Việt.
Hàng ngàn bình luận đã nổ ra ngay bên dưới những bài biết đưa tin Flappy Bird sẽ bị gỡ vào tối nay.
Trên Thanh Niên Online, độc giả Huỳnh Hiệp bình luận: “Tôi như tác giả Flappy Bird cũng gỡ xuống , vì theo thông tin mấy hôm nay trên báo vì những lời đồn thổi về doanh thu, rồi Tổng cục Thuế sẽ điều tra…, games Việt không cạnh tranh được với ai, sẽ chết trong trứng vì những điều như vậy. Buồn thay!”.
Cư dân mạng Nangyeugio viết: “Người Việt quá nhiều tính xấu, mà xấu nhất là luôn ghen tỵ với thành công của người khác. Việc Flappy Bird ra đi chắc có lẽ do bức xúc dư luận và những người Gato. Dù sao bạn cũng làm mình tự hào là Việt Nam. Cảm ơn bạn rất nhiều!”.
Cũng có những lời bình luận an ủi “cha đẻ” Nguyễn Hà Đông rằng: “Những kẻ vô tích sự hay nhìn thất bại của người khác mà chê bai mà ganh tị. Mong rằng qua lần này anh Đông sẽ rút kinh nghiệm và quyết tâm hơn cho game tiếp theo như anh chia sẻ”.
|
Có thể thấy, ‘thói gato’ dường như đã là căn bệnh kinh niên của không ít cư dân mạng Việt.
Trước vụ Nguyễn Hà Đông, bài viết “Thái độ nào dành cho người giàu?” của tác giả Phạm Quy trên Thanh Niên Online cũng đã nhận được rất nhiều bình luận của bạn đọc. Bài viết cho biết: “Tôi chưa bao giờ có đủ tiền để được gọi là giàu. Nhưng tôi chưa thấy ở đâu ghen ghét người giàu như ở xứ ta. Từ xưa cho tới nay luôn”.
Xin mượn câu chốt của tác giả bài viết để kết thúc vấn đề về 'hiện tượng' Flappy Bird: “Chứ nếu chăm chăm đốn cây khi vừa cao quá đầu người thì lấy đâu ra những cây mấy vòng tay ôm ngàn năm tuổi? Rừng chỉ toàn cây bằng bắp tay bắp chân thì gọi là rừng gì? Nếu cứ ghen ghét người giàu, chả nhẽ người nghèo lại có thể làm quốc gia hưng thịnh? Người giàu như cái đầu máy, mà người nghèo là những toa xe. Lẽ nào cái toa xe không cần đầu máy? Bao giờ chúng ta thôi ghét người giàu, bao giờ chúng ta nhìn thấy người giàu là có thể nể trọng và khâm phục họ, khi đó, chúng ta mới có hi vọng giàu có được".
Cư dân mạng xôn xao vụ Flappy Bird sẽ bị ‘xóa sổ’ Thông tin game hot Flappy Bird sẽ bị chính tác giả gỡ bỏ trong ngày mai khiến cộng động mạng không khỏi tiếc nuối bởi họ đang muốn thử sức trước độ khó của trò chơi này. Có thể nói, “cha đẻ” của Flappy Bird là Nguyễn Hà Đông đã thành công khi chỉ trong vòng 1 tuần, trò chơi đã leo lên vị trí số 1 bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí AppStore của Apple cùng vị trí cao trên Google Play dành cho người dùng Android. Hàng loạt tờ báo nổi tiếng thế giới cũng đã dành nhiều bài viết cho Game Việt trong thời gian qua, cho thấy sức lan tỏa của trò chơi ở nước ngoài. Tuy nhiên, trước thông tin chú chim nhỏ Flappy Bird sẽ bị chính chủ Nguyễn Hà Đông “xóa sổ” khỏi ứng dụng iOS và Android, cộng động mạng trở nên xôn xao. Nhiều ý kiến khác nhau đã đưa ra về vụ việc này. Nickname AnhTuan Vu bình luận: “Mặc dù Flappy Bird khiến mình nhiều lúc tức điên và muốn ném điện thoại nhưng dù gì đó cũng là game thú vị. Sao tác giả lại gỡ bỏ nó đi chứ khi nhiều người đang theo đuổi nó chứ?”. Một cư dân mạng có nickname Dương Cherry cũng bày tỏ: “Ngày mai lấy trò gì chơi bây giờ nhỉ? Dù biết chỉ là trò chơi nhưng mình vẫn muốn thử sức tiếp. Ngày hôm nay đành giành hết thời gian cho con chim Flappy không ngày mai là vĩnh biệt rồi”. Trong khi đó, không ít cư dân mạng cảm thấy “không chút tiếc nuối” khi trò chơi này bị biến mất. “Chỉ là một trò chơi phù phiếm khiến người ta đau đầu, tức giận. Nhìn xem, có người đòi sống chết với con chim Flappy rồi ném luôn cả điện thoại đó. Cuối cùng thì trò chơi cũng nằm gọn trong hai từ Game Over mà thôi”, nicknam Andrea Nguyễn bày tỏ. “Mình chẳng hứng thú với game này. Game gì mà chơi chẳng thấy vui mà chỉ khiến người ta tức giận. Gỡ bỏ game này đi mình cũng thấy mừng”, Nickname Ngân Cua viết. Tuệ Minh |
Kỳ Duyên: 'Văn hóa Việt thiên về chỉ trích'
Năm 2013, MC hải ngoại Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã có một bài viết dài trên trang cá nhân thể hiện quan điểm "Văn hóa ngoại quốc khi làm điều gì tốt đều được khen ngợi khuyến khích, còn văn hóa mình thì ngồi rình để chỉ trích". Nguyên văn bài viết của Nguyễn Cao Kỳ Duyên như sau: "Anh Ngạn có lần nói với tôi về sự khác biệt giữa văn hóa Tây Phương và văn hóa Việt Nam, "Văn hóa Tây thiên về khuyến khích còn văn hóa Việt thiên về chỉ trích". Câu nói này tôi nghe qua rồi bỏ ngoài tai vì thật sự tôi và những bạn bè sống và lớn lên ở hải ngoại có bao giờ thực thụ đươc trải nghiệm văn hóa Việt Nam đâu? Bên ngoài chúng tôi là người Việt nhưng bên trong, từ cách suy nghĩ đến cách ứng xử thì phải nói chúng tôi hoàn toàn là những đứa Mỹ con. Thế hệ Việt Kiều "nửa nạc, nửa mỡ" như tôi thường được gọi đùa là "banana" (quả chuối) vì ở ngoài vàng nhưng ở trong lại trắng. Cho đến gần đây qua mạng lưới mở rộng và kết hợp của Facebook, tôi mới nếm thử mùi vị của "văn hóa chỉ trích" này. Tôi đã bị không phải một lần mà bao nhiều lần, hầu như mỗi khi tôi post hình đi nghỉ mát, đi chơi, đi ăn hoặc những món ăn lạ (như bao nhiều triệu người khác trên Facebook) thì y rằng cũng có vài người hằn học comment: "Sao không để tiền đi làm từ thiện?", "Có biết là bao nhiều người đang đói khổ không?". Tôi "phiên dịch" như vậy nghe cho lịch sự chứ thật ra có nhiều câu nghe không được ngọt ngào như vậy đâu. (chẳng hạn như câu 'Suốt ngày đi nghỉ mát với ăn uống. Miền Trung đang bị bão lũ kìa. Đồ vô tâm'). Một người không hề biết tôi và cũng không biết là tôi có cho cứu trợ cho miền Trung không đã vội kết án một cách gay gắt. Thật ra tôi có làm từ thiện và có cho từ thiện khá đều đặn nhưng tôi ít nói ra. Không nói nhưng bị thiên hạ chỉ trích quá, lâu lâu tôi cũng phải nói: "Dạ thưa bác, em cũng có cho từ thiện chứ không đến nỗi vô tâm như bác nghĩ". Nhưng vừa hé ra thì lại gặp những người như: "Đã làm việt tốt thì không cần ai biết. Nói ra rồi chẳng để làm gì" hoặc "Đã có lòng làm từ thiện thì nên âm thầm làm, không nên phô trương cho mọi người đều biết". Đúng là làm cũng chết, không làm cũng chết (cười khổ). Ở ngoại quốc thì hoàn toàn khác hẳn. Điển hình là cô tài tử Angelina Jolie (thần tượng của tôi). Cô làm bao nhiêu việc thiện và đi đến đâu thì cũng có thông tin báo chí. Một trong những sứ mạng lớn của cô lồng trong các công tác từ thiện là cho thế giới biết đến và chú ý vào những việc cô đang quan tâm. Sau một chuyến viếng thăm của cô thì những tổ chức từ thiện đó thường nhận được rất nhiều nguồn cứu trợ. Những ngôi sao quốc tế thường có những tổ chức từ thiện mà họ ủng hộ và ngược lại những tổ chức này rất mong họ dùng tiếng tăm, tên tuổi của họ để gây sự chú ý. Đó là một việc tốt. Tại sao người Việt mình cứ cho rằng "Đi làm từ thiện phải âm thầm?". Tôi có thể âm thầm cho một số tiền cá nhân rất nhỏ nhưng nếu tôi "phô trương" để trăm ngàn người biết đến và cho thêm thì tại sao không? Rồi sau những chuyến làm từ thiện báo chí lại đăng tin "Angelina Jolie và Brad Pitt mới mua lâu đài bao nhiêu triệu ở Paris" tôi chẳng thấy người nào lên án "Tại sao ở Phi Châu bao nhiêu người chết đói, cô mới đi làm từ thiện mà bây giờ lại tiêu xài như vậy?" Nói chung là văn hóa ngoại quốc khi làm điều gì tốt đều được khen ngợi khuyến khích. Còn văn hóa mình thì ngồi rình để chỉ trích. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách suy nghĩ nhất là đối với lớp trẻ ngày nay để xã hội càng ngày càng tốt đẹp và tích cực hơn. |
Thủy Nguyên
>> Cha đẻ' Flappy Bird đã gỡ ứng dụng khỏi App Store và Google Play
>> Dân mạng cực 'ức chế' với Flappy Bird
>> Xôn xao vụ đâm chết anh ruột vì chơi game Flappy Bird siêu hơn mình
>> Giải mã 'hiện tượng' game di động Flappy bird
Bình luận (0)