Game di động và con trẻ: bài toán cần sớm giải quyết

05/08/2014 05:00 GMT+7

Làm thế nào để cho trẻ em tận dụng tốt điện thoại mà không bị “lậm” đang là một thử thách thực sự với người lớn.

Ngày xưa, khi muốn tặng quà cho con cái, các bậc cha mẹ thường chọn đồ chơi, quần áo hoặc những tour du lịch. Còn ngày nay, điện thoại di động đã trở thành một trong những món quà yêu thích của trẻ em. Thế nhưng, làm thế nào để cho trẻ em tận dụng tốt điện thoại mà không bị “lậm” lại là một thử thách thực sự với người lớn.

Game di động và con trẻ: bài toán cần sớm giải quyết

Hình minh họa (Nguồn: blogspot)

1. "Điện thoại là vú em và là bạn cùng chơi."

Nhìn cậu con trai 2 tuổi thuần thục mở khóa màn hình, tải về và mở ứng dụng trò chơi, bà mẹ nhún vai nói: "Nó không thích chơi với các bạn nhỏ khác. Nếu không cho nó chơi điện thoại khoảng nửa giờ, nó sẽ khóc liên tục". Và đây không hề là câu chuyện đặc biệt của riêng ai.

Game di động và con trẻ: bài toán cần sớm giải quyết

Hình minh họa (Nguồn: wsj.net)

Ngày càng có nhiều trẻ em tự do sử dụng điện thoại di động, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Nghiện trò chơi điện thoại di động, tải về một cách bừa bãi những nội dung, hình ảnh, phần mềm không phù hợp, thiếu lành mạnh là những trường hợp thường xuyên xảy ra trong lối sống "công nghệ" này .

"Lớp học của tôi có 70 học sinh, trong đó 65 em sử dụng điện thoại thông minh. Chúng chủ yếu sử dụng điện thoại khi giải lao, sau giờ học, nhưng cũng có một số em sử dụng ngay cả trong giờ học, đặc biệt là các học sinh lười không quan tâm đến môn học", giáo viên Trần là chủ nhiệm tại một trường tiểu học ở Trùng Khánh, gần đây luôn lo lắng buồn phiền về việc các em chơi điện thoại trong giờ học.

Game di động và con trẻ: bài toán cần sớm giải quyết

Hình minh họa (Nguồn: iphonecanada)

Cô Trần nói rằng để không ảnh hưởng đến các giờ học, một số lớp yêu cầu học sinh đặt điện thoại trên bục giảng. Tuy nhiên, nhiều em vẫn không tuân thủ, trong khi giáo viên lại không thể kiểm tra người các em. Nhiều giáo viên cho biết, khi học sinh chơi điện thoại trong lớp học, họ sẽ tịch thu điện thoại của các em, sau đó mời phụ huynh học sinh đến làm việc. Nhưng sau đó các bậc phụ huynh lại đưa điện thoại lại cho bọn trẻ. Và cứ như thế, các em vẫn không quan tâm về việc này.

Giáo viên Trương tiết lộ rằng hơn 90% học sinh sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet. Để không ảnh hưởng đến học tập, nhà trường quy định "Học sinh giao điện thoại cho giáo viên sau khi trở lại lớp vào chủ nhật. Khi trở về nhà vào thứ sáu, giáo viên sẽ giao trả lại cho học sinh." Nhưng trên thực tế, rất ít học sinh đưa điện thoại cho giáo viên.

Nhiều bậc cha mẹ đau đầu vì việc này. Bà Trịnh cho biết: "Lần đầu tiên đưa cho con điện thoại, tôi đã khóa quyền truy cập Internet, kết quả bọn trẻ tự mình gọi điện đến các nhà mạng yêu cầu mở khóa lại. Sau đó, tôi quyết định thay đổi số điện thoại của con và bây giờ phải sử dụng tài khoản của tôi mới có thể mở mạng. "

2. "Tại sao bố có thể chơi, còn con lại không thể?"

Giáo viên trung học Vương Quế Hương cho biết: “Bọn trẻ rất tò mò, hiếu kỳ với cuộc sống xung quanh chúng, nhân sinh quan và thế giới quan của chúng chưa trưởng thành, nếu bị ảnh hưởng bởi các nội dung không tốt sẽ dễ bị lệch theo hướng xấu".

Game di động và con trẻ: bài toán cần sớm giải quyết

Trẻ sử dụng điện thoại di động ảnh hưởng đến thị lực, dễ bị stress, bất an và khó ngủ (Nguồn: addypaddy)

Lo lắng về thị lực của con trẻ, tia bức xạ trên điện thoại di động, sự phát triển cơ thể, bất an và khó ngủ hoặc trẻ bị cuốn hút bởi thế giới ảo, v.v. hàng loạt mối quan tâm, lo lắng khiến cho điện thoại trở thành một cơn ác mộng đối với nhiều phụ huynh và giáo viên. Thế nhưng, ngay chính những bậc phụ huynh cũng chưa kiểm soát hoàn toàn được thiết bị di động.

"Bố ơi, tại sao bố có thể chơi điện thoại, còn con không thể?", ông bố 33 tuổi Lưu Vĩ nói rằng có một lần khi anh đang chơi trò chơi trên điện thoại di động, câu hỏi của cậu con trai 7 tuổi đã khiến anh đỏ mặt. "Nhiều lần bố mẹ chỉ một mực ép buộc bọn trẻ vào khuôn phép, không cho chúng làm cái này cái kia nhưng lại quên rằng bản thân mình phải làm gương tốt cho chúng noi theo."

Game di động và con trẻ: bài toán cần sớm giải quyết

Hình minh họa (Nguồn: Au News)

"Việc nhóm bạn lấy điện thoại di động của mình ra lướt web hoặc chơi trò chơi ngay giữa cuộc họp mặt đang trở nên bình thường và quen thuộc. Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con, cha mẹ sử dụng điện thoại di động, làm thế nào các con có thể không học theo?" Anh Lưu lo lắng.

"Đừng vì niềm vui trong tầm tay mà bỏ qua những người thân bên cạnh", rất nhiều người đã từng xúc động bởi những lời này, nhưng hành động lại rất thờ ơ và thiếu quan tâm. Anh Lưu bày tỏ sự bất đắc dĩ vì bản thân đã từng đề xướng rằng cha mẹ không nên chơi điện thoại trước mặt con cái nhưng nhiều người bạn của anh nói thẳng "làm không được”. Một số người nghĩ rằng "Con vẫn còn nhỏ, đừng lo lắng quá."

3. "Cảnh giác với điện thoại", hoặc kết hợp hướng dẫn bọn trẻ sử dụng hợp lý

Phó chủ nhiệm khoa mắt bệnh viện Thẩm Dương Hạ Lệ Khôn cho biết khi chơi trò chơi điện tử, độ sáng màn hình mạnh khiến cho đồng tử co giãn nhiều, gia tăng sự mệt mỏi, và sóng ngắn hiển thị ánh sáng màu xanh cũng sẽ làm tăng kích thích võng mạc, làm cho mắt mệt mỏi hơn.

Giáo sư Tạ Âu sau khi tham gia vào việc giáo dục sức khỏe tâm lý cho thanh thiếu niên một thời gian dài đã bày tỏ quan điểm của mình rằng, trẻ em "chung sống" trong thời gian dài với máy móc, không trao đổi giao lưu nhiều với những người khác sẽ rất khó khăn khi tiếp xúc với xã hội về sau này. “Họ bị ám ảnh rằng điện thoại di động có thể giúp họ thể hiện ý tưởng, đạt được sự công nhận trong thế giới ảo, nhưng không biết rằng khoảng cách giữa họ với xã hội ngày càng xa."

"Các bậc cha mẹ nên đứng trong cùng một chiến hào với trẻ, tự mình làm gương tốt để dạy trẻ cách sử dụng điện thoại một cách hợp lý và khoa học, tránh không bị điện thoại ‘khống chế’. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ khi giúp con cái ‘cảnh giác với điện thoại’ nên chú ý đến việc kết hợp hướng dẫn để tránh việc trẻ hình thành tâm lý ngược." Giáo sư Tạ nói.

Game di động và con trẻ: bài toán cần sớm giải quyết

Cha mẹ hướng dẫn trẻ sử dụng điện thoại hợp lý và khoa học (Nguồn: Venturebeat)

Sở trưởng Trương Bảo Nghĩa thuộc sở nghiên cứu xã hội học, viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Thiên Tân chỉ ra rằng việc sử dụng điện thoại di động sớm không chỉ ảnh ​​hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em mà tâm lý trẻ cũng không cách nào "tiêu hóa" được các nội dung người lớn. "Điện thoại thông minh có quá nhiều hình ảnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy logic của trẻ. Ngoài việc tuổi tác và khả năng tiếp nhận chưa trưởng thành có thể gây bất lợi cho việc khống chế kiểm soát tâm lý trẻ, còn có một số loại vi phạm đến quyền trẻ em." 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.