Game Việt liệu có vượt nổi game "Tàu"?

10/06/2014 08:00 GMT+7

Bằng nỗ lực phi thường của những con người tràn đầy nhiệt huyết, đam mê, nhiều con đường mới dần được mở ra cho ngành phát triển game VIệt Nam.

Game Việt từ trước đến nay vốn chưa nhận được nhiều sự quan tâm thích đáng của các game thủ cũng như các NPH nội địa. Một phần vì sự thua kém về kỹ thuật, công nghệ so với các sản phẩm ngoại vốn đang chiếm ưu thế số lượng, phần khác lớn hơn nằm ở chính những chính sách ưu tiên, khuyến khích chưa thực sự hiệu quả.

Game Việt liệu có vượt game Tàu?

Đội ngũ người Việt tại studio ZoyGame (trực thuộc Vinova - Singapore) đang sản xuất Vua thủ thành

Nếu như ở các nước phát triển khác, ngành sản xuất game được hỗ trợ khá nhiều để qua đó truyền tải những nét đặc sắc văn hóa của dân tộc, thì ở Việt Nam mọi chuyện trái ngược lại. Các studio game Việt hầu như phải “tự lực cánh sinh” do những điều tiếng không hay mà xã hội nhìn nhận, phải cạnh tranh một cách đơn phương với rất nhiều dòng game ngoại đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc… ngay trên chính “sân nhà”. Khó khăn là thế, nhưng ước mơ "Game Việt" vẫn chưa bao giờ nguội lạnh, bằng nỗ lực phi thường của những con người tràn đầy nhiệt huyết, đam mê, nhiều con đường mới dần được mở ra.

Góc nhìn thị trường game client  Việt: cuộc rượt đuổi không cân sức

Từng có nhiều game thuần Việt xuất hiện trong những thời kì bùng nổ công nghệ trước đây, tất cả tuy chỉ là những sản phẩm “cây nhà lá vườn” với chất lượng thấp, nhưng cũng dấy lên những làn sóng làm game Việt khá mạnh mẽ. Những cái tên nổi trội không thể không nhắc đến chắc chắn là Thuận thiên kiếm, 7554, 2112, B-Kool… và gần đây là một cái tên đã chính thức bị tạm dừng để lại sự tiếc nuối cho nhiều game thủ: Sát thát truyền kỳ.

Game Việt liệu có vượt game Tàu?

Sát thát truyền kỳ từng là kì vọng rất lớn của game thủ Việt

Những lý do khiến cho game client Việt không đạt được nhiều thành tựu mong muốn là rất nhiều, nhưng có lẽ phần lớn vẫn nằm ở giới hạn công nghệ mà bản thân những Studio Việt khó có thể chủ động vượt qua. Rào cản đó vô hình chung khiến cho game thủ Việt – những người vốn rất thực tế quay lưng lại với game Việt.

Mobile: thị trường tiềm năng của các studio Việt

Năm 2013 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của game mobile tại thị trường Việt Nam, chưa bao giờ số lượng game mobile được phát hành lại nhiều đến vậy. Và thật may mắn thay, trong những tựa game mobile đạt được nhiều thành công lớn, đã có sự xuất hiện của một cái tên “made in Việt Nam”: Đại minh chủ.

Game Việt liệu có vượt game Tàu?

Đại minh chủ - Game thẻ tướng kiếm hiệp đầu tiên của người Việt

Đại minh chủ không chỉ là một game thẻ tướng đơn thuần, mà còn mang trong đó một triết lý làm game Việt hoàn toàn mới: phục vụ sở thích của game thủ. Với cộng đồng đam mê kiếm hiệp vô cùng lớn tại Việt Nam, Đại minh chủ đã nhanh chóng tạo được vị thế không thể phủ nhận, đánh dấu bước phát triển mới trên mobile của các studio Việt.

2014: “Cơ hội vàng” để game Việt lên ngôi

Với phát súng mở màn cực kì ấn tượng từ “hiện tượng Flappy bird”, lần đầu tiên một game Việt được cả thế giới “phát cuồng” theo đúng nghĩa đen. Dù có muôn vàn ý kiến đánh giá trái chiều thời điểm Flappy bird làm mưa làm gió trên các bảng xếp hạng App Store và Google Play, không thể phủ nhận đây là “cú hích” hiệu quả nhất từ trước đến nay thúc đẩy các studio Việt tự tin phát triển sản phẩm.

Game Việt liệu có vượt game Tàu?

Vua thủ thành - Game Tower Defense Online trên smartphone đầu tiên tại Việt Nam

Rất nhanh chóng sau đó, thị trường mobile Việt liên tục xuất hiện những các tên ấn tượng được đánh giá cao như: School cheater, Chiến binh CS, Bắn cà chua,… và sắp tới đây chính là Vua thủ thành. Sự phát triển liên tục không ngừng này tăng cả về số lượng và chất lượng, với nhiều ý tưởng mới hơn, độc đáo hơn thu hút game thủ.

Phát huy thế mạnh Việt

Người Việt Nam vốn nổi tiếng thông minh và khéo xoay sở. Có thể trên “chiến trường”, game client Việt chưa thực sự đủ kinh nghiệm cũng như nền tảng công nghệ để đối chọi với những đối thủ sừng sỏ đến từ những người “hàng xóm”. Nhưng thị trường game mobile với lợi thế đơn giản hơn, tốn ít tài nguyên và thời gian hơn sẽ là cuộc chiến về ý tưởng làm game. Với những gì đã và đang thể hiện trên “sân nhà”, game mobile Việt đủ tự tin để tạo nên một bước ngoặt mới chiếm lĩnh lại thị trường nội địa, khởi đầu một thời đại mới hưng thịnh của game “made in Việt Nam”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.