Cuộc chạy đua khốc liệt của các nền tảng thi đấu chuyên nghiệp trên thế giới

10/07/2017 07:27 GMT+7

Trong khi BinaryBeast hay Battlefy nổi tiếng về sự lâu đời và lượng người dùng khổng lồ thì sau này còn có những hậu bối được 'tiến hóa' vượt bậc như ChallengeMe.GG.

Nếu nói về ứng dụng tạo bảng đấu ngay trên web thì hầu như không ai không biết đến BinaryBeast. Với những thiết kế đơn giản, người sử dụng có thể dễ dàng tạo được bảng đấu chưa tới 5 phút. Dù ra đời từ khá lâu, thế nhưng họ lại không phát triển những tính năng mới lạ như những nền tảng thi đấu khác nên dần dần bị tụt hậu hơn so với những ‘hậu bối’.

Hầu như không ai không biết đến BinaryBeast, một trong những tiền bối của nền tảng thi đấu chuyên nghiệp cực kì nổi tiếng

Hay ví dụ như Battlefy đã từng đạt tốc độ phát triển chóng mặt ngay từ những ngày đầu ra mắt. Tối đa tạo được khoảng 64 tuyển thủ tham dự, nền tảng này hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu của những giải đấu có số lượng người tham dự khổng lồ. Battlefy còn cho phép người chơi đăng ký và tìm những giải đấu online được tạo ra hằng tuần nhằm liên tục tạo ra sân chơi cho mọi người dùng trên toàn thế giới.

Giao diện một giải đấu của Battlefy

Trên đây là 2 nền tảng thi đấu thể thao điện tử khá nổi tiếng trên thế giới. Có vẻ như các bạn trông có vẻ khá lạ vì ai mà rãnh rỗi đến mức thiết kế những sản phẩm chỉ dành riêng cho việc thiết kế bảng thi đấu, trong khi đã có các tổ chức chuyên nghiệp tạo những sự kiện hoành tráng với những thể thức thi đấu chuẩn mực phải không? Tuy nhiên cũng vì sự phát triển vượt bậc của thể thao điện tử, vô hình chung khiến mô hình này dần trở nên thịnh hơn hơn bao giờ hết để phục vụ cho những ‘thượng đế’ tự tin về trình độ của mình và muốn so tài với những đối thủ khác.

Không chỉ đơn giản phục vụ cho những người chơi có nhu cầu thi đấu từ không chuyên đến bán chuyên, các nền tảng này còn được tích hợp hàng tá tính năng hấp dẫn và thú vị hơn bao giờ hết. Thậm chí có một số sản phẩm đã dần được phục vụ cho các đơn vị tổ chức thể thao điện tử cũng chính vì nó đáp ứng được nhu cầu về các thể thức thi đấu mà các giải đấu lớn trên toàn thế giới áp dụng.

Chi tiết một phòng thi đấu được tạo từ ChallengeMe.GG

Đơn cử như ChallengeMe.GG. Với mục đích muốn cung cấp một nền tảng tiện lợi và dễ sử dụng cho các tuyển thủ muốn đấu giải hoặc xếp hạng, Challengeme Esports GmbH có trụ sở tại Berlin của Đức đã cho thử nghiệm từ tháng 3.2016. Chỉ cần một vài cú nhấn chuột đơn giản đã giúp người chơi có thể tạo được một giải đấu theo mong muốn, các tính năng cập nhật kết quả, tạo phòng thi đấu tại máy chủ riêng cũng như tạo link đăng ký cho mọi người khá tiện lợi. Ngoài ra, hệ thống cũng cũng đồng bộ hóa với tài khoản Steam của người chơi, tìm trận đấu, chống gian lận, thống kê và phân tích các thành tích của người chơi một cách rất chi tiết, hay thậm chí xem stream ngay trên nền tảng này. Đặc sắc nhất có thể kể việc người chơi có thể sử dụng phiên bản client ngay trên máy tính mà không cần phải vào trang chủ.

Cũng chính vì những lợi thế kể trên mà nền tảng này đang dần được các tổ chức tin dùng. Ví dụ như vào tháng 3.2017, giải đấu Masters Manila Pinoy Tour cũng như vòng loại ĐNÁ của bộ môn Dota 2 đều chính thức sử dụng để tổ chức giải. Hay gần đây nhất là giải đấu Dota 2 và CS:GO của Thanh Niên Game Series cũng được áp dụng và cũng đạt được thành công nhất định.

Đối với bộ môn thể thao điện tử, sự cạnh tranh khốc liệt không những diễn ra ngay tại những trận đấu, hay sự đối đầu của những tuyển thủ mà phía sau đó cũng là cuộc chiến sống còn của các sản phẩm phục vụ cho thi đấu esports. Tuy nhiên con đường nào cũng có chông gai mà có một vài đơn vị đành chia tay sớm vì nhiều lý do. Ví dụ như Razer Arena đã bắt đầu ra mắt từ tháng 1.2015, nhưng tới tháng 3.2017 đã phải dừng hoạt động. Vì vậy, nếu không có được sự linh động, nhanh nhạy,và hiệu quả hiệu quả thì họ khó có thể tồn tại trong môi trường đầy khắt nghiệt này.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.