10 sai lầm nên tránh khi chơi Dota 2

19/02/2021 09:44 GMT+7

Những game thủ MOBA thâm niên là những người nghiêm túc và có kỹ năng cao nhất trên hành tinh. Các game thủ của Dota 2 thậm chí còn vượt trội hơn so với mức đó, vì đây là một trong những game có đòi hỏi kỹ năng khắc nghiệt nhất.

Đặc biệt đối với những người mới chơi sẽ rất dễ mắc nhiều sai lầm. Đó không phải là lỗi của họ, chỉ là Dota 2 không giống bất kỳ game thông thường nào. Trở thành một game thủ thôi chưa đủ, người ta còn phải nghĩ nó là sự kết hợp giữa một vận động viên và một bậc thầy chiến thuật.
Dưới đây là các lỗi mà game thủ nên tránh nếu muốn trở thành “pro” trong Dota 2.

10. Bỏ qua xu hướng

Từ "meta" được sử dụng rất nhiều vì một lý do rất chính đáng trong các tựa game MOBA. Hầu hết các game MOBA được cập nhật và cân bằng thường xuyên đến mức chỉ cần một chút chỉnh sửa là một tướng có thể trở nên “bá đạo” hay “yếu nhớt” là chuyện thường ngày.
Vì vậy người chơi cần phải chú ý đến những tướng đang có xu hướng lên xuống. Nhìn vào những tướng có tỷ lệ thắng cao và tìm ra cách sử dụng hoặc khắc chế đội bạn.

9. Chỉ dùng một loại tướng

Nhìn vào số lượng đồ sộ các tướng của Dota 2 dễ khiến người ta chỉ gắn bó với những tướng quen thuộc. Thế nhưng những game thủ muốn thăng cấp hoặc chinh phục phần thưởng sẽ cần phải thành thạo nhiều loại tướng khác nhau.
Mặc dù người chơi có thể chọn một vai trò cụ thể. Nhưng dù vậy, không phải tất cả các tướng hỗ trợ đều phù hợp với đội của họ hoặc chống lại đội đối phương theo cùng một cách. Điều quan trọng là phải đa dạng hóa các lựa chọn trong vùng an toàn.

8. Chỉ dùng một kiểu nâng skill

Các skill đã chọn không thể hoàn tác. Hầu hết những người mới chơi áp dụng một kiểu nâng skill cho toàn bộ các tướng.
Ví dụ như khi sử dụng Crystal Maiden, sẽ không có ý nghĩa gì nếu nâng skill hồi mana cho nhóm vào đầu trận hoặc nếu không có tướng phép thuật trong lane đánh Anti-Mage. Trong những trường hợp này, hãy chọn những skill phù hợp nhất và quay lại phần còn lại sau.

7. Quên cắm mắt

Đừng chỉ mặc định việc cắm mắt là của tướng support, nếu họ chưa mua kịp “mắt”, hãy giúp họ. Điều quan trọng cho cả team là “thắp sáng” các vị trí quan trọng trên bản đồ Dota 2; thậm chí thêm một giây để chạy khỏi một cuộc gank là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

6. Không biết cách xử lý creep

Trong Dota 2, các game thủ không nên tự động tấn công creep, chỉ cần đạt được những cú “last hit” để kiếm tiền. Đồng thời hãy tấn công creep đồng minh khi chúng còn ít máu để khiến đối phương ít nhận được vàng và kinh nghiệm.

5. Không kiểm tra các rune

Vào những khoảng thời gian nhất định, bốn rune thưởng sẽ xuất hiện trên bản đồ, mỗi bên hai rune. Ngoài ra, đừng quên kiểm tra các rune tại con sông có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho các cuộc gank

4. Giành farm với carry

Có rất nhiều MOBA mà mỗi tướng đều tự tìm cách “farm”, nhưng Dota 2 không phải là một trong số đó. Trong Dota 2 vai trò của các tướng carry rất quan trọng dần về cuối game.
Điều quan trọng là phải ưu tiên những tướng này và cung cấp cho họ mọi thứ họ cần sớm. Hãy để họ tiêu diệt creep khi không có kẻ thù nào trong lane. Tránh xa phạm vi “ăn” điểm kinh nghiệm của họ, mỗi thành viên cần thực hiện vai trò của mình nếu hướng đến mục tiêu chiến thắng cuối cùng.

3. Không biết mẹo “ăn” creep

Những cụm creep là cách nhanh chóng để kiếm tiền và điểm kinh nghiệm mà không cần phải chia sẻ với những người chơi khác, và điều hay ho là chúng hồi sinh thường xuyên.
Thay vì đi qua và giết từng nhóm, bằng cách tấn công một con và bỏ chạy ngay trước khi nhóm khác sinh ra và khi đó creep sẽ cộng dồn, vì vậy tương ứng vàng và kinh nghiệm cũng tăng lên.

2. Thiếu giao tiếp

Sự thực là các đội liên tục nói chuyện với nhau. Họ liên tục cập nhật các skill chuyển hết thời gian hồi chiêu, việc tướng địch đang mất tích và nơi đặt các “mắt” tiếp theo. Có thể không phải game thủ nào cũng được cầm mic, nhưng ít nhất mỗi người chơi nên bảo vệ lane của mình và trao đổi về chiến thuật trong suốt phiên chơi.

1. Thái độ “trẻ trâu”

 
Thái độ thiếu lành mạnh một phần không hay của cộng đồng vì không ai muốn chịu trách nhiệm cho một trận thua. Sự phẫn nộ đôi khi phải trả giá bằng thời gian bị cấm chơi trong game.
Những người chuyên nghiệp không bao giờ đập vỡ bàn phím, hét vào mặt đồng minh hoặc quăng tai nghe của họ. Họ bình tĩnh và chọn học hỏi sau mỗi thất bại và những tân binh nên sớm học kỹ năng làm chủ cảm xúc nếu muốn thành công về sau.
Bạn còn biết những sai lầm nên tránh khi chơi Dota 2 nào khác, vui lòng chia sẻ với chúng tôi tại phần bình luận nhé!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.