Gần 316.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng: Đại đa số điểm thi thấp

Quý Hiên
Quý Hiên
24/08/2022 19:50 GMT+7

Theo Bộ GD-ĐT, phân tích dữ liệu gần 316.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển ĐH cho thấy đại đa số thí sinh có tổng điểm thi các tổ hợp từ ngưỡng trung bình trở xuống (trừ khối C0).

Bộ GD-ĐT vừa chia sẻ với các cơ quan báo chí về báo cáo phân tích dữ liệu của 315.993 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống, dù ban đầu những em này có dự kiến đăng ký xét tuyển vào ĐH.

Chỉ giảm 3,4% so với năm 2020

Trong báo cáo này, Bộ GD-ĐT cũng đã so sánh số liệu thí sinh không đăng ký xét tuyển trên hệ thống các năm 2020, 2021, với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đây là phương thức Bộ GD-ĐT có con số thống kê của các năm trước.

Tranh cãi lý do 300.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng: Bộ GD-ĐT giải thích gì?

Năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống là 642.270, năm 2021 số lượng là 794.739. Theo số liệu này, số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 giảm so với năm 2021 khoảng 20% và chỉ giảm 3,4% so với năm 2020.

Bộ GD-ĐT lý giải số liệu năm 2021 tăng mạnh bởi lý do quan trọng là tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều thí sinh không thể du học và nhiều em học phổ thông, học ĐH ở nước ngoài cũng đã trở về Việt Nam học tập.

Cũng theo Bộ GD-ĐT, điểm khác biệt căn bản trong việc đăng ký xét tuyển năm 2022 là thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống sau khi đã biết kết quả thi tốt nghiệp THPT. Số liệu năm 2022 thể hiện con số thực chất, thực lực của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào ĐH, mong muốn vào học ĐH sau khi đã có đầy đủ thông tin về kết quả thi tốt nghiệp THPT (kể cả điểm sau phúc khảo).

“Đây là tín hiệu tích cực thể hiện các định hướng và quyết định chủ động của thí sinh khi có đủ thông tin”, báo cáo của Bộ GD-ĐT bình luận.

Tỷ lệ thí sinh không đăng ký nguyện vọng khá cân bằng ở 3 miền

Phân tích cụ thể cơ sở dữ liệu của 315.993 thí sinh ban đầu có dự kiến đăng ký xét tuyển vào ĐH nhưng sau đó đã không nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống, Bộ GD-ĐT đưa ra một số thông tin về tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo miền, theo vùng, theo địa phương, theo khu vực (ưu tiên), theo tổ hợp.

Tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các miền trên cả nước như ở hình dưới đây:

Tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các vùng trên cả nước:

20 địa phương có số thí sinh không đăng ký xét tuyển nhiều nhất:

Tỷ lệ thí sinh không đăng ký xét tuyển theo các khu vực ưu tiên:

Đại đa số thí sinh có điểm thi theo tổ hợp D1, B0, A1, A0 thấp

Thống kê điểm theo các tổ hợp xét tuyển chính của các thí sinh không đăng ký xét tuyển (lần lượt đồ thị ngang là theo các khối D1, C0, B0, A1, và A0):

Thống kê này cho thấy điểm các tổ hợp của các thí sinh không đăng ký xét tuyển đều hầu hết ở mức thấp hơn mức điểm trung vị và điểm trung bình của phổ điểm thi tốt nghiệp THPT.

Nhất là ở các khối A0, A1 và B0 thì các mức điểm đại đa số là rất thấp, thấp hơn mức điểm trung vị, điểm trung bình và thấp hơn 15 điểm/tổ hợp.

Riêng khối C0 điểm có khá hơn, tuy nhiên năm nay tổ hợp C0 có phổ điểm thí sinh đạt được rất cao trên cả nước, do vậy, mức độ cạnh tranh xét tuyển sẽ cao hơn, điểm sàn mà các trường công bố cũng có xu hướng cao hơn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.