Gần 35% trụ cứu hỏa không có... nước !

17/01/2015 08:21 GMT+7

Ngày 16.1, HĐND TP.HCM khảo sát công tác phòng chống cháy nổ tại Phòng Cảnh sát PCCC Q.11, thuộc Cảnh sát PCCC TP.HCM.

Ngày 16.1, HĐND TP.HCM khảo sát công tác phòng chống cháy nổ tại Phòng Cảnh sát PCCC Q.11, thuộc Cảnh sát PCCC TP.HCM.
Trụ nước cứu hỏa không nắp tại số 9C1 đường Vĩnh Viễn, gần chung cư Lý Thường Kiệt, Q.11 - Ảnh: Lương Ngọc
Trụ nước cứu hỏa không nắp tại số 9C1 đường Vĩnh Viễn, gần chung cư Lý Thường Kiệt, Q.11 - Ảnh: Lương Ngọc
Báo cáo tại buổi giám sát, đại úy Lê Minh Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC Q.11, phòng quản lý địa bàn 31 phường, 180 khu phố của Q.11 và Q.Tân Bình. Trong năm 2014, trên địa bàn xảy ra 47 vụ cháy, trong đó sự cố về điện 34 vụ nhưng rất may không có thiệt hại về người. Trong năm 2014, phòng đã xử phạt hành chính 847 cơ sở vi phạm quy định đảm bảo an toàn PCCC, trong đó chủ yếu là các lỗi vi phạm về hệ thống điện, bít lối thoát hiểm…
Điều đáng lo ngại nhất, theo đại úy Hiếu, là trụ cứu hỏa trên địa bàn “rơi rụng” hàng loạt. Trong tổng số 446 trụ thì chỉ có 292 trụ nước còn hoạt động (chiếm hơn 65%), số còn lại không có nước, mất nắp, hư hỏng… Trụ cứu hỏa do ngành cấp nước lắp đặt, PCCC là đơn vị khai thác và khi kiểm tra phát hiện hư hỏng thì báo cho ngành cấp nước TP sửa chữa nhưng 2 năm qua chỉ sửa được... 2 trụ.
Trước câu hỏi “Tại sao áp lực nước ở Q.11 và Q.Tân Bình rất lớn nhưng trụ nước cứu hỏa lại không có nước? Nếu xảy ra cháy thì làm sao?” của Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM Phạm Văn Bá, thượng tá Trần Văn Thành, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC Q.11, không đề cập cụ thể đến trách nhiệm của ngành cấp nước, mà chỉ nói: “Rất may là năm 2014 không xảy ra cháy ở những khu vực tồn tại trụ cứu hỏa mà không có nước”. Ông Bá đề nghị cần phải khắc phục ngay "các trụ cứu hỏa không nước", vì nếu xảy ra cháy ở khu dân cư sẽ rất khó đảm bảo đầy đủ nguồn nước tại chỗ để dập lửa.
Tại buổi khảo sát, ông Bá cho biết rất quan tâm đến phương án PCCC tại chỗ ở khu dân cư, nhưng qua kiểm tra thực tế thì thấy “còn lo lắm”. Theo ông Bá, khi đi kiểm tra ở một số địa bàn thì thấy lộ ra nhiều hạn chế. Có nơi, khi yêu cầu người dân cầm xịt thử bình chữa cháy thì mặt mày xanh lét; có nơi ngay cả thanh niên cao to, khỏe mạnh cũng không biết sử dụng bình chữa cháy; kiểm tra cuộn dây chữa cháy của cơ sở sản xuất thì thấy lủng te tua…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.