Gắn thiết bị giám sát các nguồn phóng xạ nguy hiểm

08/01/2016 09:00 GMT+7

Từ 1.4 sẽ có khoảng 600 nguồn phóng xạ với hoạt độ cao (từ vài chục Curie) được gắn thiết bị giám sát, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân Vương Hữu Tấn cho biết.

Từ 1.4 sẽ có khoảng 600 nguồn phóng xạ với hoạt độ cao (từ vài chục Curie) được gắn thiết bị giám sát, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân Vương Hữu Tấn cho biết.

Nhà máy xi măng Bắc Kạn, nơi có nguồn phóng xạ bị mất cách đây khoảng 2-3 tháng - Ảnh: Thái SinhNhà máy xi măng Bắc Kạn, nơi có nguồn phóng xạ bị mất cách đây khoảng 2-3 tháng - Ảnh: Thái Sinh
Hôm qua (7.1), tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo thường kỳ quý 4/2015 của Bộ Khoa học - Công nghệ. Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ mất nguồn phóng xạ tại nhiều địa phương như TP.HCM (9.2014), Bà Rịa-Vũng Tàu (4.2015) và mới nhất là tại nhà máy xi măng tỉnh Bắc Kạn. Hiện nay, các nguồn phóng xạ sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế ngày càng nhiều, do đó công tác quản lý ngày càng khó khăn hơn.
Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân Vương Hữu Tấn cho biết để quản lý tốt hơn các nguồn phóng xạ, từ 1.4 sẽ có khoảng 600 nguồn phóng xạ với hoạt độ cao (từ vài chục Curie) được gắn thiết bị giám sát, còn khoảng hơn 3.000 nguồn phóng xạ không nguy hại (tương tự nguồn phóng xạ tại Bắc Kạn) chưa cần thiết phải gắn.
Ông Tấn cho biết thêm, hiện VN có khá nhiều nguồn phóng xạ đã qua sử dụng nhưng chưa có kho lưu trữ tập trung, hầu hết được lưu giữ tại các cơ sở sử dụng, nhiều nơi không có điều kiện lưu giữ đảm bảo.
Chỉ tính riêng ở Hà Nội, theo báo cáo của Sở Khoa học - Công nghệ, có 35 nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cần lưu giữ. Trong đó, có khoảng 17 nguồn phóng xạ tương tự nguồn phóng xạ bị thất lạc tại Bắc Kạn. Do đó, trong năm 2016, Bộ dự kiến sẽ thu gom hết các nguồn đã qua sử dụng tại các kho cơ sở để tránh hiện tượng thất lạc như vừa qua.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.