Xe

Gặp khó và gây khó

29/08/2017 15:32 GMT+7

Vấn đề người Rakhine là thách thức lớn về an ninh chính trị và ổn định xã hội lẫn khả năng lãnh đạo đất nước của chính phủ Myanmar.

Trong lúc bạo lực tái bùng phát ở vùng cư trú của người Rakhine, Ủy ban Đặc biệt về vấn đề người Rakhine ở Myanmar, thành lập tháng 9.2016 với vai trò chủ chốt của cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan, đã đệ trình báo cáo cuối cùng. Báo cáo bao hàm 88 khuyến nghị giải pháp trên 16 lĩnh vực chính sách. Chúng không có hiệu lực ràng buộc nhưng là phép thử rất được chú ý về mức độ kiên định thiện chí và định hướng của chính phủ Myanmar trong việc xử lý vấn đề người Rakhine.
Vấn đề người Rakhine là thách thức lớn về an ninh chính trị và ổn định xã hội lẫn khả năng lãnh đạo đất nước của chính phủ Myanmar cũng như uy tín cá nhân của bà Aung San Suu Kyi. Không nhanh chóng giải quyết vấn đề này, họ không thực hiện được cam kết tranh cử và sẽ ngày càng thất thế trước giới quân sự cũng như sẽ khó khăn thêm trong quan hệ với các đối tác quan trọng bên ngoài.

tin liên quan

Lại khởi hành để hòa giải ở Myanmar
Ở Myanmar, chính phủ và các tổ chức vũ trang sắc tộc thiểu số đã lại thương thảo về tương lai chính trị của đất nước trong khuôn khổ tiến trình hòa bình, hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Ủy ban của ông Annan đã trải qua nhiều khó khăn để có được báo cáo nói trên. Chính quyền tự trị của người Rakhine bất hợp tác và không phải toàn bộ chính giới Myanmar lẫn giới quân sự đều ủng hộ. Những khuyến nghị trong báo cáo lại gây khó lớn cho chính phủ bởi chúng đúng đắn, tích cực và hợp lý nhưng lại khó khả thi hoặc hiện không thể khả thi, đặc biệt là vấn đề quốc tịch cho người Rakhine. Lý do là chính phủ và bà Aung San Suu Kyi chưa gây dựng được sự đồng thuận trên chính trường, trong xã hội và với giới quân sự để triển khai chúng. Chuyện này sẽ còn dai dẳng chừng nào phe chính phủ chưa thoát khỏi tình trạng lực bất tòng tâm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.