Gặp lại 'trung úy Phương'

08/03/2015 05:43 GMT+7

Tối 12.3 tới, tại lễ trao giải Cánh diều vàng năm 2014 diễn ra ở TP.HCM, NSND Thế Anh sẽ được tôn vinh danh hiệu thành tựu trọn đời. Đây là tin vui với người nghệ sĩ đã hơn 50 năm gắn bó với nghiệp diễn, từ những ngày đầu tiên của điện ảnh cách mạng VN…

Tối 12.3 tới, tại lễ trao giải Cánh diều vàng năm 2014 diễn ra ở TP.HCM, NSND Thế Anh sẽ được tôn vinh danh hiệu thành tựu trọn đời. Đây là tin vui với người nghệ sĩ đã hơn 50 năm gắn bó với nghiệp diễn, từ những ngày đầu tiên của điện ảnh cách mạng VN… 

NSND Thế AnhNSND Thế Anh
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ trên đường Trần Minh Quyền (Q.3, TP.HCM) bề bộn những hiện vật sưu tập và tư liệu về điện ảnh, NSND Thế Anh không giấu được cảm xúc vui sướng. Ông cho biết: “Tôi vẫn đang sống vừa đủ với mức lương hưu hằng tháng 5 triệu đồng nhưng đời sống tinh thần thì rất sảng khoái. Sự giàu có nhất trong đời làm diễn viên của Thế Anh là ra đường mọi người đều nhận ra “trung úy Phương” và “ông Cọp” để xin chụp hình và thú vị nhất là được… ưu tiên khám bệnh.
Một thời hoa lửa
Từng có tiếng đẹp trai trên màn bạc, đóng cả trăm phim, được nhiều bóng hồng vây quanh nhưng đến tận khi về hưu NSND Thế Anh vẫn chung thủy với người vợ cũng từng là diễn viên. Ông tâm sự: ‘Thấy gái đẹp thì ai chẳng mê nhưng tôi quan niệm đã làm nghệ thuật là phải biết điểm dừng. Dù anh có nổi tiếng, làm chức to đến mấy mà gia đình không hạnh phúc, con cái hư hỏng thì cũng coi như không”.
Nghệ sĩ Thế Anh tên thật là Nguyễn Thế Anh. Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 25 tuổi, lúc này đã là diễn viên của Nhà hát Kịch nói T.Ư, ông được đạo diễn Huy Thành và Nguyễn Đăng Bảy (Xưởng phim truyện VN) mời lên thử vai trung úy Phương (Nổi gió) và ai ngờ từ nhân duyên định mệnh đó, cuộc đời ông bắt đầu rẽ sang với điện ảnh và thành danh..
“Nếu cho hàng chục lần chỉ chọn 2 vai diễn ấn tượng, để đời nhất, tôi vẫn không thay đổi. Đó là trung úy Phương trong Nổi gió và Ba Duy trong Mối tình đầu. Hai bộ phim kinh điển, gắn bó với những thời khắc quan trọng nhất của lịch sử mà cho đến tận bây giờ vẫn còn nguyên giá trị và sức hấp dẫn”, ông chia sẻ.
Lời thoại phải thuộc như cháo
Tại sao hồi ấy phim VN rất ít kinh phí, máy móc đơn giản, lạc hậu lại có nhiều tác phẩm để đời? NSND Thế Anh cho biết: “Ngày xưa chúng tôi đi làm phim không vì tiền mà xem đó là nghĩa vụ và vinh dự. Xuất phát từ đòi hỏi của thực tế của chiến trường đang sục sôi và nóng hổi tính chất thời sự nên điện ảnh có sức sống mãnh liệt. Trong khi những người lính cầm súng ra mặt trận thì chúng tôi đứng trước ống kính, mà trường quay có khi lại là bối cảnh “người thật việc thật”. Lời thoại thì phải thuộc lòng như cháo. Tôi nhớ lúc Mỹ vừa ném bom xuống Khâm Thiên, Bệnh viên Bạch Mai, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi ấy đến thăm đã rơi nước mắt, hình ảnh cảm động khiến nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ và đạo diễn Hải Ninh đã quyết định phải hoàn thành ngay kịch bản Em bé Hà Nội để quay. Tôi được điều động xuống một đơn vị tên lửa cách Hà Nội 30 cây số, ăn ở đó cả tháng trời để học hỏi, thực tế. Sắp tới nữa Thế Anh sẽ được ra thăm Trường Sa. Người diễn viên 78 tuổi này đang ngồi tính từng ngày, chờ từng giờ được lên đảo và ra thăm lính nhà giàn.
Niềm vui cuối đời
Thông thạo tiếng Pháp, còn tiếng Anh nghe hiểu được nên ngoài thì giờ dành cho công việc NSND Thế Anh lại mày mò lên mạng với chiếc máy tính cũ kỹ để tìm xem phim bản gốc, tra từ khóa các diễn viên đặc biệt yêu thích và nhất là chương trình trực tiếp các giải thưởng danh giá để bổ sung kiến thức và diễn xuất.
NSND Thế Anh có một tài sản vô giá là những trang phục, đạo cụ, hàng trăm tấm poster, bản phim gốc mà ông cất công sưu tầm được hơn nửa thế kỷ qua. Nhiều tư liệu chỉ mình ông có đang bị phủ mờ bởi lớp bụi thời gian, đó là điều rất trăn trở.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.