Vua muỗng, vua chén
Nổi bật trong các “quái kiệt” phải kể đến “vua muỗng” (the king of spoons) Trần Quang Hải. Ông xuất hiện trên sân khấu ở vị trí mở đầu các màn biểu diễn ngoạn mục với… 2 chiếc muỗng trên tay. Ông đưa muỗng lên bằng tay trái, rồi bất ngờ gõ muỗng xuống bàn tay phải đang xòe rộng, tạo nên tiết tấu nghe rất lạ, dập dồn, thôi thúc. m tiết biến đổi linh động khi ông lần lượt gõ muỗng vào một ngón, hai ngón, ba ngón, bốn ngón và năm ngón tay, mỗi ngón vang lên một thứ “nhạc muỗng” theo sức đánh nặng nhẹ khác nhau, với các điệu nhạc đa dạng từ jazz, pop đến techno, hiphop, flamenco… Đến phút cao trào, ông dùng muỗng đánh lên đùi, đánh lên miệng, lên răng, tạo nên những tiết tấu lạ. Trần Quang Hải là cháu nghệ sĩ Trần Văn Trạch. Ông năm nay đã 64 tuổi, sinh tại Thủ Đức - TP.HCM, là con trai của GS.TS nhạc sĩ Trần Văn Khê. Ông Hải là cựu học sinh trường Pétrus Ký Sài Gòn, học văn chương và dân tộc nhạc học tại Đại học Sorbonne (Paris), tiến sĩ dân tộc nhạc học Pháp từ năm 1973. Ông kết hôn với nữ danh ca Bạch Yến (Quách Bạch Yến).
Quái kiệt Khánh Dư |
“Vua chén” - nghệ sĩ Mai Đình Tới trong vòng 10 năm qua được biết đến như một “quái kiệt” chuyên dùng các vật dụng bình thường như ống nước bằng nhựa, chai đựng nước ngọt, để tự chế ra các nhạc cụ “không giống ai” để biểu diễn. Ông cũng là người được giới trẻ hâm mộ bởi cách biểu diễn lạ đời như thổi sáo bằng mũi các bài nhạc phương Tây và ca khúc lãng mạn Việt Nam. Song lần này “quái kiệt” Mai Đình Tới xuất hiện tại hội ngộ kỷ lục gia với… hơn 20 cái chén kiểu! Ông đặt những chiếc chén trên ở một tầm cao vừa phải để mọi người có thể thấy, hai tay giang rộng mỗi tay cầm một chiếc gậy nhỏ khua khua trong không khí, rồi bất chợt gõ vào các chén trên từng chiếc từng chiếc liên tục và nhanh chóng thành một điệu nhạc, diễn trọn một ca khúc quen thuộc, làm tất cả ngẩn ngơ.
Ngoài ra, còn có nghệ sĩ kỷ lục gia Đoàn Dự với ngón đàn guitar điện đánh bằng… răng. Nghệ sĩ Khánh Dư với “độc chiêu” đánh đàn bằng cách vói tay ra sau lưng bấm phím.
Trùm ăn ớt và người không chìm
Hai anh em Bùi Ngọc Vinh và Bùi Ngọc Khánh đến từ TP Huế ăn ngon lành cả ký lô “ớt cao sản” cay nổi tiếng chỉ trong 10 phút và chà xát ớt đã bẻ đôi lên mặt, lên mắt, lên mũi, lên bất cứ chỗ nào trên tay, chân mà chẳng hề thấy cay tí nào.
“Gia đình nhà họ Hứa” gồm người cha là ông Hứa Văn Bạch, anh con trai là Hứa Tây Hạ 29 tuổi và người em thứ sáu của ông Bạch là ông Hứa Hoàng Cương 47 tuổi. Họ có khả năng xuống nước mà không bao giờ chìm, như thể những cái phao bềnh bồng không bao giờ sợ nước.
Vua rau quả và người đào mộ nhiều nhất
Cuộc hội ngộ còn trao giấy xác lập kỷ lục đến một số kỷ lục gia đã tạo những thành quả “hiếm và lạ” trong đời sống xã hội và các mặt hoạt động chuyên ngành, như trường hợp của “vua rau quả” Nguyễn Mân. Ông là một kỹ sư có công lớn trong việc đưa giống bắp su (bắp cải xanh) chịu nóng về trồng thành công tại các đô thị Việt Nam từ sau năm 1975. Ông cũng là người đầu tiên đưa trái thanh long của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, người đầu tiên trồng thử nghiệm măng tây, người đầu tiên đưa giống khoai tây ruột vàng trồng tại cao nguyên và được Trung tâm Kỷ lục Việt Nam cấp giấy xác lập kỷ lục về các nội dung trên.
Quái kiệt Đoàn Dự |
Kỷ lục “Người đào mộ nhiều nhất Việt Nam” được trao cho nhà khảo cổ học kỳ cựu Đỗ Đình Truật, 80 tuổi, người đã đào rất nhiều mộ vì mục đích khảo cổ. Ông xuất hiện với mái tóc dài bạc phơ và dáng điệu còn rất trẻ trung.
Một số kỷ lục vừa được xác lập - Mẹ Việt Nam anh hùng cao tuổi nhất: Mẹ Trần Thị Viết 118 tuổi. Mẹ Viết sinh năm 1892, có 10 người con (8 trai, 2 gái). Trong đó có 7 con (và 1 con rể) tham gia kháng chiến và lần lượt hy sinh. Mẹ Viết hiện sống với vợ chồng người cháu nội ở ấp Cả Gừa, xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. |
Giao Hưởng
Bình luận (0)