Những công trình, nhà ở lâu đời nhất ở TP.HCM:

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM

06/06/2024 17:47 GMT+7

Được xây dựng từ năm 1947, công trình kiến trúc Garage Citroen Dương Văn Đức D'Indochine đến nay đã 77 năm tuổi.

Nơi đây từng là cơ sở hoạt động của Biệt động Sài Gòn, cùng các phương tiện cổ, vật dụng được sử dụng trong thời chiến.

Garage Citroen Dương Văn Đức D'Indochine được xây dựng từ năm 1947, nằm ở số 499/20, đường Lê Văn Duyệt, Sài Gòn (sau này là đường Cách Mạng Tháng Tám, P.13, Q.10, TP.HCM). 

Trong thời kỳ kháng chiến, căn nhà này còn có tên Garage Tự Lực, là nơi liên lạc hợp pháp, canh gác, bảo vệ của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Căn nhà do ông Dương Văn Đức là chủ nhà trực tiếp quản lý, thực hiện nhiệm vụ.

Năm 1950, ông Lê Văn Tỏ (cán bộ lực lượng Biệt động Sài Gòn) là thủ quỹ hãng xe Citroen của Pháp nằm ở số 37, đường Lê Thánh Tôn, Q.1 (nay là đường Lê Lợi, Q.1, TP.HCM) giới thiệu ông Đức vào làm phụ thợ máy. Vài năm sau ông Đức được đôn lên làm thợ máy chính thức. Thời gian này, buổi sáng làm ở hãng, chiều tối ông Đức lãnh xe của khách để sửa chữa tại nhà.

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 1.

Garage Citroen Dương Văn Đức D'Indochine có tuổi đời lên đến 77 năm

Phạm Hữu

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 2.

Trên biển hiệu vẫn còn dòng chữ Citroen Dương Văn Đức D'Indochine kèm số nhà thời đó là: 499/20 Lê Văn Duyệt, Sài Gòn

Phạm Hữu

Năm 1959, nhờ có tay nghề và uy tín, khách mang xe đến sửa chữa khá nhiều nên ông Đức xin nghỉ việc ở hãng xe Citroen rồi chuyển về nhà. Từ đó căn nhà số 499/20 trở thành Garage Citroen Dương Văn Đức D'Indochine. Nơi đây chuyên sửa xe Citroen Berlingo và Fourgonnette, Traction, Peugeot.... đồng thời đóng mới thùng xe La Dalat, Citroen…

Ban đầu garage chỉ là ngôi nhà gỗ và có gác thông thường. Phía gác gỗ dùng để ở, trước và sân nhà ông dùng để sửa xe. Hằng ngày có khoảng từ 10 - 15 chiếc xe ra vào hẻm để yêu cầu sửa chữa.

Năm 1963 - 1965, công việc kinh doanh và sửa chữa phát đạt, ông mua thêm 2 căn nhà ngói ở số 493/7 và 493/9 Lê Văn Duyệt, phá dỡ và xây dựng thành nhà phân xưởng bê tông, cốt thép (năm 1968 mới hoàn thành) và lần lượt mua thêm một số căn nhà nhỏ khác trong khu vực hẻm 499 - 493 Lê Văn Duyệt để làm phân xưởng.

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 3.
Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 4.

Garage hiện nay nằm tại con hẻm nhỏ trên đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.10, TP.HCM

Phạm Hữu

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 5.

Mặt bên phải của garage là một trường học, trước kia là nghĩa trang của người đạo Hồi

Phạm Hữu

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 6.

Citroen là tên một hãng xe mà ông Dương Văn Đức từng làm thuê

Phạm Hữu

Giai đoạn từ năm 1975 đến nay, Garage Citroen Dương Văn Đức số 499/20 và nhà phân xưởng 493/7, 493/9 đưa vào công ty hợp doanh do xí nghiệp ô tô Hưng Hiệp thuộc Sở Giao thông vận tải quản lý. Đến năm 1980 đổi tên thành Hợp tác xã sửa chữa xe Tự Lực. Năm 1992, giải tỏa diện cải tạo công thương nên đổi tên thành Xí nghiệp tư doanh sửa xe Tự Lực (doanh nghiệp tư nhân sửa xe Tự Lực); đến năm 1996 sức khỏe của ông Đức giảm sút, garage chỉ hoạt động cầm chừng rồi dừng hẳn.

Nhà chính làm văn phòng Garage, tiếp khách giao dịch, nhận, trả xe, thi công làm đồng, sơn, điện, máy, nệm, gầm thanh toán, quan hệ đối ngoại. Garage có nhân lực khoảng 45 - 50 người gồm: giám đốc (chủ Garage), kế toán, đánh máy, thủ quỹ, thủ kho, vật tư và 6 ban thợ (ban đồng, ban sơn, ban điện, ban máy, ban nệm và ban gầm).

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 7.

Tầng trệt là nơi trưng bày những phương tiện phục vụ trong thời chiến. Chiếc ô tô màu trắng biển số NCE 345 của ông Năm Lai (cán bộ Biệt động Sài Gòn sử dụng trong chiến dịch Mậu Thân 1968

Phạm Hữu

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 8.
Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 9.
Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 10.
Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 11.

Tầng trệt nhà là nơi trưng bày các hiện vật từng sử dụng qua ở đây. Đặc biệt là giếng cổ được đào trước năm 1945 và hiện tại nằm trong khuôn viên của căn nhà

Phạm Hữu

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 12.

Cầu thang nối từ tầng trệt lên tầng 1

Phạm Hữu

Trong thời kỳ kháng chiến garage trở thành nơi liên lạc hợp pháp, canh gác bảo vệ cán bộ khi hội họp ở nội thành do ông Dương Văn Đức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, ông Đức được lãnh đạo Biệt động Sài Gòn, Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định giao nhiệm vụ bảo trì, thiết kế thùng xe 2 đáy chứa vũ khí, tài liệu và làm phương tiện phục vụ công tác đảm bảo chiến đấu của lực lượng Biệt động Sài Gòn nói riêng, lực lượng cách mạng trong nội đô Sài Gòn nói chung.

Hiện nay, căn nhà đã được phục dựng với kiến trúc như thời điểm ban đầu. Ngôi nhà nằm trong hẻm rộng khoảng 3 m, diện tích khoảng 200 m2, gồm 3 tầng. Tầng trệt và tầng 1 dùng để trưng bày những hiện vật lịch sử là hai chiếc xe ô tô do ông Dương Văn Đức thiết kế. 2 chiếc xe này dùng để chở người ra vào nội đô Sài Gòn công khai, để sử dụng tấn công vào Dinh Độc Lập trong đợt tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Bên cạnh đó là hàng chục chiếc xe gắn máy có tuổi đời hàng chục năm của những Biệt động Sài Gòn từng tham gia hoạt động.

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 13.

Chiếc cầu thang được thiết kế với chiều ngang nhỏ, chỉ vừa một người đi

Phạm Hữu

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 14.

Phạm Hữu

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 15.

Tầng trên cũng mang nét cổ kính, tường được sơn tông màu vàng, 3 hàng trụ cột nằm giữa nhà, lót gạch hoa mang vẻ đẹp cổ kính của những năm giữa thế kỷ 20. Xung quanh là không gian mở với các ô cửa sổ lớn bằng kính để lấy ánh sáng tự nhiên

Phạm Hữu

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 16.

Điểm nhấn của công trình này là chiếc thang nâng nằm giữa nhà của garage dùng để sửa chữa ô tô

Phạm Hữu

Trên bảng hiệu của căn nhà còn để địa chỉ đường Lê Văn Duyệt, tên cũ của đường Cách Mạng Tháng Tám trước năm 1975. Tầng trên sau khi phục dựng vẫn mang nét cổ kính, tông màu vàng của tường, nền gạch hoa của những năm giữa thế kỷ 20 vẫn được giữ lại. Xung quanh là không gian mở với các ô cửa sổ lớn bằng kính để lấy ánh sáng tự nhiên.

Điểm nhấn của công trình này là chiếc thang nâng nằm giữa nhà của garage dùng để sửa chữa ô tô cách đây khoảng nửa thế kỷ. Chiếc thang này cũng được phục chế lại ở đúng vị trí cũ mà trước kia ông Đức từng sửa chữa.

Garage này đã được con trai cả Dương Bửu Chánh thừa kế, nay giao lại cho cháu là Trần Trọng Nghĩa để phục dựng lại nguyên trạng Garage Citroen Dương Văn Đức D'Indochine, since 1947.

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 17.

Nhìn tưởng chừng những hộc gỗ được thiết kế tỏa ra nhiều hướng này chỉ là cách trang trí nhưng bên trong là những "căn hầm bí mật"

Phạm Hữu

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 18.
Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 19.
Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 20.

Thang nâng ô tô này được phục dựng gần như nguyên vẹn của thời kỳ trước

Phạm Hữu

Garage 77 năm tuổi của Biệt động Sài Gòn nằm giữa lòng TP.HCM- Ảnh 21.

Đến nay công trình kiến trúc garare này đã được 77 năm tuổi

Phạm Hữu


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.